Những đứa trẻ (trích Thời thơ ấu) - Ngữ văn Lớp 9 tập 1

Bài: Những đứa trẻ (trích Thời thơ ấu) – Ngữ văn Lớp 9 tập 1

Bài: Những đứa trẻ (trích Thời thơ ấu) – Ngữ văn Lớp 9 tập 1 Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.

A. Kiến thức trọng tâm

1. Tác giả

  • Mác-xim Go-rơ-ki (1868 – 1936) là bút danh của A-lếch-xây Pê-crốp, một trong những nhà văn lớn của Nga và thế giới trong thế kỉ XX.
  • Ông mồ côi bố khi mới ba tuổi và sống với ông bà ngoại, lớn lên, lại phải đi làm rất nhiều nghề để kiếm sống.
  • Bút danh “Go-rơ-ki” theo tiếng Nga có nghĩa là “cay đắng”. 
  • Ông là tác giả của bộ ba tiểu thuyết tự thuật, loại tiểu thuyết nhà văn dùng ngôi thứ nhất (xưng “tôi”) kể chuyện đời mình: Thời thơ ấu (1913 – 1914), Kiếm sống (1916), Những trường đại học của tôi (1923) và Người mẹ (1906 -1907), tiếu thuyết viết về sự chuyển biến tư tưởng của nhân vật chính, một bà mẹ Nga, về phía chủ nghĩa xã hội.

2. Tác phẩm

  • Văn bản Những đứa trẻ trích ở chương IX tác phẩm Thời thơ ấu (gồm 13 chương)
  • Dưới thời Nga hoàng, A-li-ô-sa (tên thân mật thường gọi của nhà văn) ở với ông bà ngoại vì bố mất sớm, mẹ đi lất chồng khác. Bên hàng xóm là nhà ông đại tá Ốp-xi-an-ni-cốp đã già, sống với người vợ kế và ba đứa con nhỏ mồ côi mẹ khoảng trên dưới mười tuổi, trạc tuổi với A-li-ô-sa. Do tình cờ có lần A-li-ô-sa cùng hai đứa lớn con ông đại tá kéo dây gàu lên cứu được thằng nhỏ chơi nghịch nhảy vào gàu rơi xuống giếng, nên mấy đứa trẻ chơi thân với A-li-ô-sa, bất chấp sự cấm đoán của bố. Đoạn trích Những đứa trẻ tiếp theo sự kiện ấy.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Câu 1: trang 233 sgk Ngữ Văn 9 tập một

Thử chia văn bản thành ba phần và đặt tiêu đề cho mỗi phần. Tìm những chi tiết xuất hiện ở cả phần 1 và phần 3 tạo nến sự kết nối chặt chẽ.

Hướng dẫn trả lời Bài: Những đứa trẻ (trích Thời thơ ấu) – Ngữ văn Lớp 9 tập 1

  • Văn bản có thể chia thành 3 phần
    • Phần 1 (từ đầu…đến tay kia quàng lên vai em nó, ấn em nó cúi xuống): tình bạn đẹp, trong sáng của những đứa trẻ
    • Phần 2 (tiếp…đến Cấm không được đến nhà tao!): Ông bố cấm không cho những đứa trẻ chơi với nhau
    • Phần 3 (Còn lại): Tình bạn vẫn tiếp tục, mặc cho ông bố ngăn cản
  • Có những chi tiết xuất hiện ở cả phần 1 và phần 3
    • Chi tiết: Những câu chuyện cổ tích, những con chim được nhắc lại từ ở đầu cho đến cuối đoạn trích
    • Tác dụng: Khiến cho đoạn trích có sự kết nối chặt chẽ từ đầu cho đến cuối.

Câu 2: trang 233 sgk Ngữ Văn 9 tập một

Xem xét hoàn cảnh của chú bé A-li-ô-sa, ba đứa con đại tá Ốp-xi-an-ni-cốp và quan hệ giữa hai gia đình để lí giải vì sao tình bạn tuổi thơ trong trắng ấy để lại ấn tượng sâu sắc cho nhà văn, khiến cho hơn ba mươi năm sau ông vẫn còn nhớ như in và thuật lại hết sức xúc động.

Hướng dẫn trả lời Bài: Những đứa trẻ (trích Thời thơ ấu) – Ngữ văn Lớp 9 tập 1

  • Hoàn cảnh gia đình
    • Chú bé A-li-ô-sa: con nhà nghèo, mồ côi cha từ lúc ba tuổi, mẹ đi lấy chồng khác còn em ở cùng với ông bà ngoại. Tuy không được kể lại nhiều trong đoạn trích song người đọc vẫn có thể hiểu cuộc sống của chú bế A-li-ô-sa cũng không sung sướng gì, vì ông bà của chú vốn dĩ không hề giàu có. Họ chỉ là những người nông dân bình thường, làm việc chăm chỉ nhưng nghèo vẫn hoàn nghèo mà thôi.
    • Ba đứa con đại tá Ốp-xi-an-ni-cốp: là con nhà giàu, bố chúng đã từng làm đại tá, dù đã về hưu song cuộc sống của chúng vẫn rất sung túc và đủ đầy. Trước đó, tác giả đã miêu tả những đứa trẻ ấy bằng những dòng văn giàu sức gợi “Ba đứa cùng mặc áo cánh và quần dài màu xám, cùng đội mũ như nhau. Chúng có khuôn mặt tròn, mắt xám và giống nhau đến nỗi tôi chỉ phân biệt được chúng theo tầm vóc”.
  • Mối quan hệ giữa hai gia đình: Mặc dù là hàng xóm nhưng hai gia đình có địa vị xã hội khác nhau nên cũng không thể thân thiết
  • Nhà văn ấn tượng sâu sắc với tình bạn tuổi thơ trong trắng ấy để rồi hơn ba mươi năm sau ông vẫn còn nhớ như in và thuật lại hết sức xúc động vì:
    • Tuy gia cảnh khác nhau, địa vị xã hội khác nhau là trời vực trở thành bức tường ngăn cách những đứa trẻ ấy lại nhưng giữa chúng có điểm tương đồng rất lớn đó là sự thiếu thốn tình cảm gia đình. Cả bốn đứa trẻ đều không nhận được sự chăm sóc, yêu thương và quan tâm từ cha mẹ chúng. A-li-ô-sa thì ở với ông bà ngoại, dù ông bà ngoại có yêu thương cậu bé nhưng với những đứa trẻ, tình thương của ông bà dù nhiều cũng không thể nào bằng bố mẹ của chúng được. Còn ba anh em con đại tá Ốp-xi-an-ni-cốp dù có cha, có mẹ nhưng chúng lại phải sống trong sự ghẻ lạnh, thờ ơ của họ. Chính những đứa trẻ ấy đã nhận xét cuộc sống của chúng là những ngày tháng nhàm chán và buồn tẻ.
    • Cả bốn đứa trẻ đều còn rất nhỏ, tuổi cũng ngang ngang nhau, đang ở trong độ tuổi nghịch ngợm và ưa khám phá. A-li-ô-sa trong một lần tình cờ đã cứu sống được đứa em nhỏ nghịch nhảy xuống giếng. Chính những kí ức và kỉ niệm này đã khiến cho bốn đứa trẻ thiếu thốn tình thương ấy xích lại gần nhau, thân nhau, tin tưởng và chia sẻ với nhau mọi việc trong cuộc sống, mặc cho bức tường ngăn cách giữa chúng có cao lớn và mạnh mẽ thế nào

Câu 3: trang 233 sgk Ngữ Văn 9 tập một

Tìm trong văn bản một số hình ảnh của ba đứa trẻ hàng xóm qua sự cảm nhận tinh tế của A-li-ô-sa, sau đó phân tích và bình luận những hình ảnh đó.

Hướng dẫn trả lời Bài: Những đứa trẻ (trích Thời thơ ấu) – Ngữ văn Lớp 9 tập 1

  • Trong văn bản có một số hình ảnh ba đứa trẻ hàng xóm qua sự cảm nhận tinh tế của tác giả:
    • Và cả ba đứa có bẻ nghĩ ngợi, gương mặt sầm lại. Qua những câu chuyện cổ tích của bà tôi, tôi đã biết thế nào là dì ghẻ, nên tôi rất thông cảm với sự im lặng, nghĩ ngợi của bọn nó. Chúng ngồi sát vào nhau, giống như những chú gà con…
    • Hai em nó im lặng nghe, thằng bé nhất mím chặt môi và phồng má lên, còn thằng kia thì chống khuỷu tay lên đầu gối, cúi về phía tôi, tay kia quàng lên vai em nó, ấn em nó cúi xuống.
    • Tức thì cả mấy đứa trẻ lặng lẽ bước ra khỏi chiếc xe và đi vào nhà, khiến tôi lại nghĩ đến những con ngỗng ngoan ngoãn.
    • Một trong số ba anh em chúng cứ phải luôn đứng canh để đề phòng ông đại tá bất chợt bắt gặp chúng tôi.
    • Chúng kể cho tôi nghe cuộc sống buồn tẻ của chúng, và những chuyện đó làm tôi buồn lắm; chúng kể cho tôi nghe về những con chim tôi bẫy được đang sống ra sao và nhiều chuyện trẻ con khác, nhưng tôi nhớ lại thì chưa bao giờ chúng nói một lời nào về bố và dì ghẻ
    • Nó thường nói một cách buồn bã: ngày trước, trước kia, đã có thời,…dường như nó đã sống trên trái đất này một trăm năm, chứ không phải mười một năm.
    • …nó có đôi bàn tay nhỏ nhắn, những ngón tay thon thon và người mảnh dẻ, yếu ớt, cặp mắt rất sáng, nhưng dịu dàng như ánh sáng của những ngọn đèn trong nhà thờ…
  • Cảm nhận về những hình ảnh
    • Chúng im lặng khi nhắc đến mẹ và “Ngồi sát vào nhau như những chú gà con”: có lẽ những đứa trẻ ấy đang nhớ lại những gì chúng phải chứng kiến và chịu đựng bởi người mẹ kế của cha trong căn nhà này. Hành động ngồi sát vào nhau như những chú gà con mà tác giả dùng để miêu tả những đứa trẻ ấy thật tinh tế. Nó giúp ta cảm nhận được sự yếu ớt, nhỏ bé và cô đơn của những đứa trẻ. Chúng vẫn còn rất nhỏ và cần được yêu thương, chăm sóc và bảo hộ giống như cách mà gà mẹ vẫn làm với những đứa con bé bỏng của mình.
    • Hành động của hai đứa em hoàn toàn khác với thằng anh cả. Chúng nó vẫn thích nghe truyện cổ tích, vẫn rất chăm chú và nghịch ngợm, dù phải sống trong một căn nhà với ông bố hà khắc, người mẹ ghẻ không tốt đẹp gì. Nhưng bản tính của những đứa trẻ là hồn nhiên và vô tư. Hình ảnh mà tác giả miêu tả cho ta thấy chúng vừa là những đứa trẻ nghịch ngợm nhưng cũng rất đáng yêu.
    • Khi bị ông bố bắt gặp, quát đi vào nhà, nhân vật tôi đã nghĩ về những đứa trẻ ấy giống như “những con ngỗng ngoan ngoãn” . Chúng nghe bị chi phối và áp đặt đến đáng thương, không biết phản kháng mà chỉ cun cút là làm theo những gì ông bố nói.
    • Chúng kể cho nhân vật tôi nghe nhiều chuyện của trẻ con nhưng lại chưa bao giờ nói một lời nào về bố và dì ghẻ. Có thể ta nhận ra được ngôi nhà của những đứa trẻ ấy là ngôi nhà không có hạnh phúc. Và cuộc sống của chúng bị tù túng đến nỗi chúng không còn nhìn thấy và cảm nhận được niềm vui nữa. Hình ảnh của cha và dì ghẻ chúng dường như không muốn nghĩ tới và không muốn nhắc đền. Những đứa trẻ ấy, tâm hồn của chúng bị tổn thương đến mức nào rồi?
    • Thằng anh thường nói một cách buồn bã: ngày trước, trước kia, đã có thời,…dường như nó đã sống trên trái đất này một trăm năm, chứ không phải mười một năm. Tức là trong trí nhớ của đứa trẻ ấy, chỉ có quá khứ là đẹp nhất, còn hiện tại thì tẻ nhạt và nhàm chán. Bởi trong quá khứ, chúng có mẹ, có bà – những người phụ nữ sẵn sàng yêu thương và chăm sóc chúng. Quãng thời gian ấy có lẽ sẽ là quãng thời gian đẹp nhất của lũ trẻ.

Câu 4: trang 233 sgk Ngữ Văn 9 tập một

Câu chuyện đời thường và câu chuyện cổ tích được lồng vào nhau trong nghệ thuật kể chuyện của Go-rơ-ki như thế nào qua các chi tiết liên quan đến những người mẹ và những người bà trong văn bản này?

Hướng dẫn trả lời Bài: Những đứa trẻ (trích Thời thơ ấu) – Ngữ văn Lớp 9 tập 1

Câu chuyện đời thường và câu chuyện cổ tích được lồng vào nhau trong nghệ thuật kể chuyện của Go-rơ-ki qua các chi tiết liên quan đến bà và mẹ:

  • Khi nhắc đến mẹ thật và mẹ khác trong câu chuyện của những đứa trẻ, nhân vật tối đã nghĩ ngay tới dì ghẻ – mẹ khác trong những câu chuyện cổ tích. Những gì mà mụ dì ghẻ hay làm trong chuyện cổ tích có lẽ ít nhiều những đứa trẻ kia đang phải gánh chịu, chính vì thế mà chúng mới im lặng, nghĩ ngợi còn gương mặt thì sầm lại.
  • Hình ảnh người bà cũng xuất hiện trong câu chuyện đời thường và gắn liền với những câu chuyện cổ tích. Chú bé A-li-ô-sa ở cùng với ông bà ngoại, được nghe những câu chuyện cổ tích từ bà và mỗi khi kể chuyện cổ tích cho ba người bạn nghe, nếu quên chỗ nào thì chú sẽ chạy về nhà hỏi bà rồi lại tiếp tục kể. Hình ảnh của bà còn xuất hiện rất nhiều trong câu chuyện mà nhân vật tôi – chú bé A-li-ô-sa kể cho ba đứa trẻ nghe. Và thằng anh cả cũng trầm mặc nghĩ tới người bà trước đây của mình

=> Sự đan xen giữa câu chuyện đời thường và câu chuyện cổ tích qua những chi tiết liên quan đến bà và mẹ trong nghệ thuật kể chuyện của Go-rơ-ki như một cách để ông tái hiện lại tâm hồn, suy nghĩ của trẻ thơ. Bà và mẹ cùng những câu chuyện cổ tích có lẽ sẽ làm cho tâm hồn của những đứa trẻ ấy dịu mát lại. Và sự thực thì những câu chuyện cổ tích và tình thưng giữa những đứa trẻ đã trở thành sợi dây gắn kết giữa chúng, mặc cho bức tường ngăn cách về địa vị xã hội trong xã hội Nga dưới thời Nha hoàng lúc bấy giờ.

Phần tham khảo mở rộng

Câu 1: Giá trị nội dung và nghệ thuật trong ” Những đứa trẻ”

Hướng dẫn trả lời Bài: Những đứa trẻ (trích Thời thơ ấu) – Ngữ văn Lớp 9 tập 1

1. Giá trị nội dung

  • Những đứa trẻ là một đoạn trích được trích trong tác phẩm Thời thơ ấu của Mác – xim Go-rơ-ki và là một tiểu thuyết rất nổi tiếng của ông. Những đứa trẻ nói đến cuộc sống của một đứa trẻ khi không có cha mẹ và sự khổ cực, thiếu thốn tình yêu,dù cho tình bạn bị ngắn cấm nhưng vẫn  bất chấp sự cách biệt và cản trở của địa vị xã hội

2. Giá trị nghệ thuật

  • Cách kể chuyện nhẹ nhàng giàu hình ảnh, có sự đan xen giữa chuyện đời thường và truyện cổ tích.
  • Việc không gắn danh xưng cho bọn trẻ khiến câu chuyện mang ý nghĩa khái quát và đậm màu sắc cổ tích

Câu 2: Hãy nêu ngắn gọn những nội dung chính và chi tiết kiến thức trọng tâm bài học ” Những đứa trẻ “

Hướng dẫn trả lời Bài: Những đứa trẻ (trích Thời thơ ấu) – Ngữ văn Lớp 9 tập 1

A. Ngắn gọn những nội dung chính

1. Giới thiệu chung

  • Tác giả: Mác-xim Go-rơ-ki (1868 – 1936) là bút danh của A-lếch-xây Pê-crốp, một trong những nhà văn lớn của Nga và thế giới trong thế kỉ XX. Ông là tác giả của bộ ba tiểu thuyết tự thuật, loại tiểu thuyết nhà văn dùng ngôi thứ nhất (xưng “tôi”) kể chuyện đời mình: Thời thơ ấu (1913 – 1914), Kiếm sống (1916), Những trường đại học của tôi (1923) và Người mẹ (1906 -1907), tiếu thuyết viết về sự chuyển biến tư tưởng của nhân vật chính, một bà mẹ Nga, về phía chủ nghĩa xã hội.
  • Tác phẩm: ở chương IX tác phẩm Thời thơ ấu (gồm 13 chương)

2. Phân tích tác phẩm

a. Hoàn cảnh đáng thương của những đứa trẻ

  • A-Li-ô-sa: bố mất, mẹ đi lấy chồng, ở với ông bà ngoại, bà hiền hậu, ông thì rất dữ đòn, A-Li-Ô-Sa thường bị ông đánh-> Nhà thường dân hèn hạ
  • Ba đứa trẻ nhà ông đại tá: Sống trong cảnh giàu sang nhưng mẹ đẻ đã chết ở với gì ghẻ bị bố cấm đoán và luôn bị đánh đòn

=>Chúng có hoàn cảnh giống nhau: Đều sống thiếu tình thương, thiếu mái ấm của cha mẹ và gia đình nên chúng trở thành thân thiết đó là tình cảm tự nhiên rất ngây thơ, trong trắng, hồn nhiên của trẻ thơ.

b. Tình bạn tuổi thơ trong sáng của những đứa trẻ

  • Những đứa trẻ đến với nhau theo kiểu trẻ thơ
  • Không đi bằng cổng chính
  • Khi ngồi vắt vẻo trên cây
  • Khi qua cái lỗ, cái ngách hẹp của hàng rào

* Nói chuyện trong tư thế: ngồi xổm, quì xuống, chỉ “ khe khẽ” với nhau.

* Nơi trò truyện: Trên cái xe trượt tuyết đã hỏng.

→ Cuộc hẹn hò vụng trộm là cả một thế giới thần tiên. Cả bọn đều sung sướng, cảm động và “Chúng vừa ngắm nhìn nhau, vừa nói chuyện rất lâu”

c. Tình bạn trong sáng bị ngăn cấm

  • Tình bạn trong sáng của bốn đứa trẻ bị ngăn cấm bởi người bố đại tá của ba đứa hàng xóm. Chính người lớn với sự thờ ơ, không quan tâm tới cảm xúc của những đứa trẻ đã khiến tình bạn đẹp đẽ của chúng bị ngăn cấm

Nhưng cho dù có bị ngăn cấm thì tình bạn ấy vẫn tiếp diễn

B. Phân tích chi tiết nội dung bài học

1. Hoàn cảnh của những đứa trẻ

  • Nếu xét về hoàn cảnh sống và thành phần xã hội thì A-li-ô-sa và mấy đứa con nhà ông đại tá Ốp-xi-an-ni-cốp rất khác nhau. Người lớn có thể nhận thấy rõ điều đó nhưng với trẻ thơ thì lại khác. Sự phân cách xã hội ấy chưa đủ lớn để tạo thành một bức tường ngăn cách chúng. Nhất là khi chúng có một điểm chung, đủ để chúng xích lại gần nhau đó chính là mất mẹ.

2. Tình bạn trong sáng của chúng

Những đứa trẻ mất mẹ bao giờ cũng cảm thấy thiếu thốn tình cảm và vì vậy chúng luôn thèm khát được yêu thương. Chình vì đồng hoàn cảnh nên chúng dễ dàng chia sẻ cảm xúc với nhau hơn:

  • Chúng đến với nhau nhưng không đi bằng cổng chính. Đó cũng là cái kiểu riêng của trẻ thơ. Mỗi lần bọn trẻ nhà Ốp-xi-an-ni-cốp thấy A-li-ô-sa là mỗi lần thằng bé ở trong một tư thế khác nhau, khi qua cái lỗ, cái ngách hẹp của hàng rào, khi lại vắt vẻo trên cây.
  • Tư thế mà chúng nói chuyện với nhau cũng không được đường hoàng cho lắm. Khi thì ngồi xổm, khi thì quỳ xuống và cũng chỉ dám nói chuyện khe khẽ bởi vì sợ ông đại tá bắt gặp. Địa điểm để cho chúng trò chuyện không phải là phòng khách giống như người lớn mà là những nơi chẳng ai nghĩ đến. Có khi chỉ là trên cái xe trượt tuyết đã hỏng để ở dưới nhà kho. Tuy nhiên, những cuộc gặp gỡ vụng trộm ấy khiến chúng cảm thấy vui sướng, cảm động.
  • Chúng ngắm nhìn nhau và trò chuyện với nhau rất lâu. Nội dung của những câu chuyện mà chúng nói thì chẳng có gì quan trọng. Khi là về những con chim tôi bẫy được đang sống ra sao, khi thì nói về phép phù thủy làm cho người chết sống lại y như thật. Những câu chuyện mà chúng kể đều lấy từ kho cổ tích của bà ngoại nên nếu như có chỗ nào quên thì A-li-ô-sa sẽ dặn chúng đợi để chạy về nhà hỏi lại bà.
  • Chúng trèo lên cái xe trượt tuyết cũ ở dưới mái hiên nhà kho để “ngắm nghía” và trò chuyện cùng nhau. Đó cũng là nơi ba đứa trẻ nhà đại tá Ốp-xi-an-ni-cốp tâm sự về cuộc sống của mình, về người mẹ đẻ đã mất, về người mẹ mới mà trong các câu chuyện cổ tích thường gọi là dì ghẻ.

3. Tình bạn vượt mọi ngăn cấm

  • Những đứa trẻ sinh ra trong những gia đình có hoàn cảnh khác nhau, khác nhau cả về vị trí xã hôi. Chỉ vì 2 gia đình thuộc 2 tầng lớp xã hội  khác nhau: 1 bên là dân thường (lao động) và 1 bên là quan chức giàu sang (quý tộc). Mặc dù bị người lướn cấm đoán: ông ngoại của Aliôsa và lão đại tá, xong tình cảm của bọn trẻ không vì thế mà tan vỡ.
  • Tình bạn chân chính sẽ không vì bất cứ lí do gì mà tan vỡ. Dù bị cấm đoán nhưng chúng vẫn tìm mọi cách để duy trì tình bạn. Phải là một tình bạn thắm thiết thì chúng mới vượt qua rào cản, sự ngăn cấm để tiếp tục chơi với nhau như vậy. A-li-ô-sa đã “khoét một lỗ hổng hình bán nguyệt” ở hàng rào để nói chuyện với lũ trẻ. Chúng “ngồi xổm hoặc quỳ xuống nói chuyện khe khẽ với nhau” và một trong ba đứa trẻ kia phải đứng canh để đề phòng sự xuất hiện của người bố.

4. Tổng kết

  • Nội dung: Tình bạn trong sáng, ấm áp của những đứa trẻ sống thiếu tình thương
  • Ý nghĩa: Đoạn trích thể hiện tình bạn tuổi thơ trong sáng, đẹp đẽ và những khao khát tình cảm của những đứa trẻ.
  • Nghệ thuật: 
    • Cách kể chuyện đời thường và chuyện cổ tích lồng trong nhau có tác dụng thể hiện tâm hồn trong sáng, khát khao của những đứa trẻ.
    • Kết hợp kể với tả và biểu cảm: Làm cho câu chuyện về những đứa trẻ được kể sinh động, chân thực và đầy cảm xúc.

Giới thiệu về Hội Gia sư Đà Nẵng – Trung tâm gia sư dạy kèm tại nhà

Chúng tôi tư vấn miễn phí phụ huynh tuyển gia sư dạy kèm tại nhà Đà Nẵng.
Chúng tôi luôn đặt chất lượng dạy và học lên hàng đầu, giới thiệu gia sư uy tín dạy các môn, các lớp từ cấp 1, 2, 3, luyện thi lớp 10, luyện thi đại học.
Phụ huynh đừng quá lo lắng địa chỉ Hội Gia sư Đà Nẵng xa nhà của quý phụ huynh. Trong danh sách sinh viên cộng tác làm gia sư dạy kèm tại nhà, chúng tôi luôn sẵn sàng hàng trăm gia sư với tiêu chí:

  • Trong khu vực gần nhà phụ huynh để tiện gia sư di chuyển
  • Phù hợp với yêu cầu của phụ huynh về giới tính, kỹ năng, kinh nghiệm, chuyên môn
  • Gia sư vui vẻ, nhiệt tình thân thiện.
  • Xác định dạy kèm tại nhà cho học sinh lâu dài theo thời gian yêu cầu của phụ huynh.

Hội Gia sư Đà Nẵng tự hào là Trung tâm gia sư dạy kèm tại nhà uy tín với phụ huynh và gia sư

Tư vấn miễn phí phụ huynh tuyển gia sư dạy kèm tại nhà, giới thiệu gia sư nhiệt tình, hiệu quả.
Điện thoại: 0934490995
Địa chỉ: 159 Yên Khê 2, Thanh Khê, Đà Nẵng, Việt Nam
Website: https://hoigiasudanang.com
Facebook: https://facebook.com/hoigiasudanang
Google Maps: https://g.page/HoiGiasuDaNang

(Visited 168 times, 1 visits today)

Leave a Comment