Đề thi văn thpt các năm 2020 đến 2016

Đề thi môn Văn THPT Quốc gia và Đáp án chi tiết các năm từ 2016 đến 2020

Đề thi môn Văn THPT Quốc gia và Đáp án chi tiết các năm 2016, 2017, 2018, 2019 và 2020, thí sinh có thể tham khảo cho kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia năm 2021.
Hằng năm, đến hẹn lại lên, cứ mỗi dịp sĩ tử vào mùa thi là dân tình lại được dịp đào lại đề thi các năm cũ để so sánh kiến thức. Đây cũng là căn cứ để sĩ tử tổng ôn lại kiến thức và chuẩn bị cho kỳ thi quan trọng sắp diễn ra vào 2 tuần tới.

Dự đoán đề thi văn THPT 2021

Đáp án – Đề thi môn Văn kỳ thi THPT Quốc gia năm 2020

Đề thi Văn THPT Quốc gia 2020

Đề thi môn Văn kỳ thi THPT Quốc gia năm 2020
Đề thi môn Văn kỳ thi THPT Quốc gia năm 2020

Đáp án môn Văn kỳ thi THPT Quốc gia năm 2020

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2020

ĐỀ THI CHÍNH THỨC

ĐỌC HIỂU

Phương thức biểu đạt chính: nghị luận.

Sự sinh trưởng của các loài thực vật ở vùng Tsunoda thuộc Bắc cực giữa mùa hè

ngắn ngủi: đua nhau nảy mầm, nở thật nhiều hoa, kết hạt, chen chúc vươn mình. 

Điểm tương đồng về sự sống của các loài thực vật ở vùng Tsunoda thuộc Bắc cực và ở vùng sa mạc Sahara, sống trong điều kiện khắc nghiệt, tận dụng cơ hội thuận lợi để sinh trường trong khoảng thời gian ngắn.

  • Bày tỏ quan điểm của bản thân: đồng tình không đồng tính đồng tinh
  • Lý giải hợp lí, thuyết phục.

LÀM VĂN

Viết đoạn văn về sự cần thiết phải trân trọng cuộc sống mỗi ngày
  1. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn

Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành.

  1. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Sự cần thiết phải trân trọng cuộc sống mỗi ngày.

  1. Triển khai vấn đề nghị luận

Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ sự cần thiết phải trân trong cuộc sống mỗi ngày.

Có thể theo hướng:

Trân trọng cuộc sống mỗi ngày giúp con người biết trải nghiệm để tận hưởng cuộc sống; tận dụng thời gian và cơ hội để phát triển bản thân, từ đó tạo ra các giá trị, chuẩn bị cho tương lai, đóng góp cho cộng đồng.

  1. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt

  1. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

Phân tích tư tưởng Đất Nước của Nhân dân được nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm thể hiện trong đoạn trích

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân được Nguyễn Khoa Điềm thể hiện trong đoạn trích.

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chúng, đảm bảo các yêu cầu sau: * Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Khoa Điềm, trường ca “Mặt đường khát vọng” và đoạn trích

* Tư tưởng “Đất Nước của Nhân dân” được Nguyễn Khoa Điềm thể hiện trong đoạn trích 

– Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân được thể hiện qua sự khẳng định vai trò của nhân dân – những người bình dị, vô danh đối với đất nước. 

+ Nhân dân xây dựng, bảo vệ và làm ra lịch sử đất nước: cần cù làm lụng, ra trận giặc đến nhà đàn bà cũng đánh, … 

+ Nhân dân sáng tạo, gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa vật chất, tinh thần của dân tộc: giữ và truyền hạt lúa, chuyển lửa, truyền giọng điệu, 

+ Nhân dân là chủ nhân của đất nước; Đất Nước Nhân dân, Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của cả đạo thần thoại 

– Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân được thể hiện bằng giọng điệu vừa trữ tình tha thiết vừa suy tư sâu lắng; thể thơ tự do; phép điệp, phép liệt kê; ngôn ngữ, hình ảnh giản dị, vận dụng sáng tạo chất liệu văn hóa, văn học dân gian.

* Đánh giá

– Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân thể hiện nhận thức sâu sắc của nhà thơ về vai trò của nhân dân với đất nước; góp phần làm nên phong cách trữ tình – chính luận của Nguyễn Khoa Điềm

– Tư tưởng Đất nước của Nhân dân có ý nghĩa thức tỉnh thế hệ trẻ thời chống Mĩ và tuổi trẻ hôm nay về tình yêu, trách nhiệm với đất nước.

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

e. Sáng tạo 

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

Đề thi Văn THPT Quốc gia 2019 – Kèm đáp án

Đề thi Văn THPT Quốc gia 2019

Đề thi môn Văn kỳ thi THPT Quốc gia năm 2019
Đề thi môn Văn kỳ thi THPT Quốc gia năm 2019

ĐÁP ÁN MÔN VĂN THPT Quốc gia 2019

KỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2019
Bài thi: NGỮ VĂN

ĐỌC HIỂU

  1. Thể thơ: Tự do
  2. Nội dung các dòng thơ
  • Thể hiện sự vất vả, hy sinh của con người.
  • Thể hiện sự vất vả, hy sinh của con người.
  1. Hiệu quả của phép điệp:
  • Nhấn mạnh vẻ đẹp phong phú của biển cả
  • Tạo giọng điệu hào hứng, say mê.
  1. Trình bày được:
  • Hành trình theo đuổi khát vọng trong đoạn trích là hành trình gian khó, nhiều thách thức, thể hiện ý chí mạnh mẽ của con người được tiếp nối qua các thế hệ.
  • Suy nghĩ của bản thân.

LÀM VĂN

Viết đoạn văn về sức mạnh ý chí của con người trong cuộc sống

a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn

Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Sức mạnh ý chí của con người trong cuộc sống.

c. Triển khai vấn đề nghị luận

Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ sức mạnh ý chí của con người trong cuộc sống. Có thể triển khai theo hướng: Ý chỉ thôi thúc con người quyết tâm vượt qua mọi thử thách, nuôi dưỡng khát vọng, nỗ lực hành động để thành công và đóng góp tích cực cho cộng đồng.

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

e. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. 

Cảm nhận hình tượng sông Hương trong đoạn trích; nhận xét cách nhìn mang tính phát hiện về dòng sông của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 

Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Hình tượng sông Hương và cách nhìn mang tính phát hiện về dòng sông của nhà văn.

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau:

* Giới thiệu khái quát về tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường, tác phẩm “Ai đã đặt cho dòng sông?” và đoạn trích

* Cảm nhận hình tượng sông Hương

– Hình tượng sông Hương có vẻ đẹp phong phú:

  • Sông Hương khi chảy giữa lòng Trường Sơn mang vẻ đẹp hoang dại, mãnh liệt, đầy cá tính: bản trường ca của rừng già vừa rầm rộ, mãnh liệt vừa dịu dàng, say đắm; cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại, bản lĩnh gan dạ, tâm hồn tự do và trong sáng
  • Sông Hương khi ra khỏi rừng mang vẻ đẹp đằm thắm, sâu lắng của người mẹ: sắc đẹp dịu dàng trí tuệ; người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở.

– Hình tượng sông Hương được thể hiện bằng ngôn ngữ tinh tế, giàu chất thơ; lối hành văn hướng nội, mê đắm, tài hoa, nghệ thuật so sánh, nhân hóa tạo những liên tưởng độc đáo, thú vị.

* Nhận xét cách nhìn mang tính phát hiện về dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường 

– Nhà văn nhìn sông Hương không chỉ như một dòng chảy tự nhiên mà còn như một con người với vẻ đẹp tâm hồn sâu thẳm, đầy nữ tính; không chỉ khám phá hành trình đầy biến hóa mà còn khẳng định vai trò sinh thành văn hóa Huế của dòng sông

– Cách nhìn độc đáo, mang tính phát hiện về dòng sông cho thấy vốn hiểu biết uyên bác, tình yêu quê hương sâu nặng, phong cách kí đậm chất trí tuệ và trữ tình của nhà văn.

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

e. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

Đề thi và Đáp án môn Văn THPT Quốc gia 2018

Đề thi Văn THPT Quốc gia 2018

Đề thi môn Văn kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018
Đề thi môn Văn kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018

Đáp án Văn THPT Quốc gia 2018

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
KỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2018
ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM
Bài thi: NGỮ VĂN
(Đáp án – thang điểm gồm có 02 trang)

Phần 

Câu 

Nội dung 

Điểm


ĐỌC HIỂU 

3.0


Đoạn trích được viết theo thể thơ tự do. 

0.5

Trong đoạn trích, tác giả đã nhắc đến các yếu tố thuộc về tiềm lực tự nhiên của đất  nước: đất đai, khoáng sản, rừng, phù sa, sông, bể.

0.5

– Câu hỏi tu từ: còn mặt đất hôm nay thì em nghĩ thế nào?/lòng đất rất giàu, mặt đất  cứ nghèo sao? 

– Hiệu quả: tạo giọng điệu suy tư; bộc lộ sự trăn trở của tác giả trước thực trạng đất  nước giàu tài nguyên nhưng vẫn còn nghèo.

1.0

Thí sinh có thể trả lời: Quan điểm của tác giả còn phù hợp/không còn phù hợp/phù  hợp một phần nhưng phải lí giải hợp lí, thuyết phục.

1.0

II 


LÀM VĂN 

7.0


Trình bày suy nghĩ về sứ mệnh đánh thức tiềm lực đất nước của mỗi cá nhân  trong cuộc sống hiện nay.

2.0

a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn 

Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp,  móc xích hoặc song hành.

0.25

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 

Sứ mệnh đánh thức tiềm lực đất nước của mỗi cá nhân trong cuộc sống hiện nay.

0.25

c. Triển khai vấn đề nghị luận 

Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo  nhiều cách nhưng phải làm rõ sứ mệnh đánh thức tiềm lực đất nước của mỗi cá nhân  trong cuộc sống hiện nay. Có thể theo hướng sau: 

Xuất phát từ thực tiễn đất nước, mỗi cá nhân cần ý thức được sứ mệnh của mình, có  hành động cụ thể để đánh thức tiềm lực của bản thân; từ đó tác động tích cực đến cộng  đồng nhằm đánh thức tiềm lực của đất nước.

1.0

d. Chính tả, ngữ pháp 

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

0.25

e. Sáng tạo 

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

0.25


Phân tích sự đối lập giữa vẻ đẹp của hình ảnh chiếc thuyền ngoài xa và cảnh bạo  lực ở gia đình hàng chài. Từ đó, liên hệ với sự đối lập giữa cảnh phố huyện lúc đêm  khuya và hình ảnh đoàn tàu để nhận xét về cách nhìn hiện thực của hai tác giả.

5.0

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 

Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.

0.25

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 

Sự đối lập giữa vẻ đẹp của hình ảnh chiếc thuyền ngoài xa và cảnh bạo lực ở gia đình  hàng chài; liên hệ với sự đối lập giữa cảnh phố huyện lúc đêm khuya và hình ảnh đoàn  tàu; nhận xét về cách nhìn hiện thực của hai tác giả.

0.5



c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm 

Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết  hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau:


* Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Minh Châu và tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa 

0.5

* Phân tích sự đối lập giữa vẻ đẹp của hình ảnh chiếc thuyền ngoài xa và cảnh bạo  lực ở gia đình hàng chài 

– Sự đối lập

+ Hình ảnh chiếc thuyền ngoài xa với những con người được bao phủ trong lớp sương mờ ảo và màu hồng của ánh ban mai tạo nên vẻ đẹp hài hòa, toàn bích; điều đó khiến  nghệ sĩ Phùng xúc động, say mê, hạnh phúc. 

+ Những con người bước ra khỏi màn sương mờ ảo bỗng trở thành tội nhân và nạn  nhân của bạo lực gia đình; điều đó khiến nghệ sĩ Phùng kinh ngạc, phẫn nộ. – Ý nghĩa của sự đối lập: 

+ Thể hiện những thay đổi trong nhận thức của nhân vật Phùng về nghệ thuật và đời sống. + Thể hiện những trăn trở của Nguyễn Minh Châu về cuộc sống, con người.

2.0

* Liên hệ với sự đối lập giữa cảnh phố huyện lúc đêm khuya và hình ảnh đoàn tàu – Sự đối lập giữa ánh sáng lấp lánh và bóng tối dày đặc; giữa âm thanh vang động và  không khí tịch mịch; giữa hành khách trên tàu sang trọng, ồn ào và người dân phố huyện nghèo khổ, âm thầm. 

– Ý nghĩa của sự đối lập: thể hiện khát vọng đổi đời của con người trong hiện thực tăm  tối, tù đọng; cái nhìn vừa cảm thương vừa trân trọng của Thạch Lam đối với cuộc sống  bế tắc và mơ ước xa xôi của những kiếp người nhỏ bé.

0.5

* Nhận xét về cách nhìn hiện thực của hai tác giả 

– Tương đồng: Bằng việc tạo dựng những tương quan đối lập, cả hai tác giả đều hướng tới khám phá hiện thực ở bề sâu, phát hiện bản chất đời sống, từ đó đặt ra  những vấn đề mang ý nghĩa nhân sinh sâu sắc; thể hiện sự đồng cảm, xót thương  với những con người bé nhỏ, bất hạnh. 

– Khác biệt:  

+ Nguyễn Minh Châu: nhìn hiện thực với cảm hứng thế sự, bằng cái nhìn đa chiều để khám  phá những nghịch lí của đời sống; cách nhìn hiện thực mang phong cách tự sự – triết lí.  + Thạch Lam: nhìn hiện thực với cảm quan lãng mạn, không chỉ nhìn thấy hiện thực  tăm tối, tù đọng của đời sống mà còn đi sâu vào tâm hồn để khám phá khát vọng của con  người; cách nhìn hiện thực mang phong cách tự sự – trữ tình.

0.5

d. Chính tả, ngữ pháp 

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

0.25

e. Sáng tạo  

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

0.5

TỔNG ĐIỂM 

10.0

Đề thi và Đáp án môn Văn THPT Quốc gia 2017

Đề thi môn Văn THPT Quốc gia 2017

Đề thi môn Văn kỳ thi THPT Quốc gia năm 2017
Đề thi môn Văn kỳ thi THPT Quốc gia năm 2017

Đáp án và Thang điểm môn Văn THPT Quốc gia 2017

Đáp án và Thang điểm môn Văn THPT Quốc gia 2017
Đáp án và Thang điểm môn Văn THPT Quốc gia 2017 Trang 1
Đáp án và Thang điểm môn Văn THPT Quốc gia 2017 Trang 2
Đáp án và Thang điểm môn Văn THPT Quốc gia 2017 Trang 2

Đáp án và Đề thi môn Văn THPT Quốc gia 2016

Đề thi môn Văn THPT Quốc gia 2016

Đề thi môn Văn THPT Quốc gia 2016 - Trang 1
Đề thi môn Văn THPT Quốc gia 2016 – Trang 1
Đề thi môn Văn THPT Quốc gia 2016 – Trang 2

Đáp án môn Văn THPT Quốc gia 2016

Phần 

Câu 

Nội dung 

Điểm 

 


ĐỌC HIỂU 

3,0 

Những từ ngữ thể hiện sự mượt mà và tinh tế của tiếng Việt: vẹn trònvầng trăng cao,  đêm cá lặn sao mờ, bùn, lụa, óng tre ngà, mềm mại như tơ. (Thí sinh cần chỉ ra ít nhất 02  từ ngữ trong các từ ngữ trên). 

0,25 

Kể tên được hai biện pháp tu từ trong các biện pháp: so sánh, liệt kê, điệp, ẩn dụ. 

0,25 

Nội dung chính của đoạn trích:  

– Khẳng định vẻ đẹp và sức sống của tiếng Việt.  

– Thể hiện niềm tự hào và tình yêu của tác giả đối với tiếng Việt. 

0,50 

Bày tỏ cảm nghĩ chân thành, sâu sắc của bản thân (có thể trình bày theo hướng: tự hào,  yêu quý, có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt,…). 

0,50 

Phương thức biểu đạt chính: nghị luận/ phương thức nghị luận. 

0,25 

Hình ảnh so sánh: một mảnh vườn được chăm sóc cẩn thận, đầy hoa thơm, sạch sẽ,  gọn gàng.

0,25 

Số phận của những cái tuyệt đối cá nhân, không bộc lộ ra khỏi bản thân, chẳng có gì  đáng thèm muốn vì:  

– Đó là cuộc sống nghèo nàn.  

– Đó là hạnh phúc mỏng manh và sự êm ấm tạm thời.  

– Nó khiến con người không có khả năng vượt qua những dông tố của cuộc đời. 

0,50 

Thể hiện suy nghĩ hợp lí, thuyết phục về cuộc sống thoát ra khỏi cái tuyệt đối cá nhân (có thể trình bày theo hướng: cuộc sống con người có ý nghĩa hơn khi xác lập được mối  liên hệ giữa cái tôi với cái ta, giữa cá nhân với cộng đồng,…). 

0,50 

 II 


LÀM VĂN 

7,0 

Viết bài văn bàn luận về vấn đề: Sự hèn nhát khiến con người tự đánh mất mình, còn  dũng khí lại giúp họ được là chính mình. 

3,0 

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu  được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề. 

0,25 

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Sự hèn nhát khiến con người tự đánh mất  mình, còn dũng khí lại giúp họ được là chính mình.

0,50 

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận;  kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động. 


* Giải thích:  

– Hèn nhát: thiếu can đảm đến mức đáng khinh; dũng khí: sức mạnh tinh thần trên mức  bình thường, dám đương đầu với những trở lực, khó khăn, nguy hiểm.  

– Nội dung ý kiến: một mặt phê phán những kẻ hèn nhát tự đánh mất chính mình; mặt  khác đề cao những người có dũng khí dám sống là chính mình.

0,25 

Phần 

Câu 

Nội dung 

Điểm 

 


* Bàn luận: 

Thí sinh có thể trình bày quan điểm cá nhân nhưng cần hợp lí, thuyết phục; dưới đây là  

một hướng giải quyết:  

– Sự hèn nhát khiến con người tự đánh mất mình:  

+ Sự hèn nhát làm cho con người thiếu tự tin, không dám bộc lộ chủ kiến, dễ a dua;  không đủ nghị lực để thực hiện những mong muốn chính đáng của bản thân.  + Sự hèn nhát khiến con người không thể vượt qua những cám dỗ, dục vọng tầm  thường; không dám đấu tranh với cái xấu, cái ác; không dám lên tiếng bênh vực  cái thiện, cái đẹp. 

– Dũng khí giúp con người được là chính mình:  

+ Dũng khí giúp con người dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm; dám dấn thân  theo đuổi những đam mê chính đáng, phát huy cao độ năng lực bản thân.  + Dũng khí tạo nên sức mạnh kiên cường giúp con người dám đương đầu với những  thách thức; dám bênh vực lẽ phải, bảo vệ chân lí.  

– Mở rộng:  

+ Dũng khí không đồng nghĩa với sự liều lĩnh, bất chấp; sống là chính mình không đồng  nghĩa với chủ nghĩa cá nhân cực đoan; do đó, con người cần tôn trọng cá tính, sự khác  biệt và cũng cần biết hợp tác vì chính nghĩa.  

+ Việc dám sống là chính mình của mỗi người sẽ góp phần làm nên bản lĩnh sống của  dân tộc. 

1,25  

  

0,50  

  

0,50  

  

0,25  

 

* Bài học nhận thức và hành động:  

Cần nhận thức đúng đắn sự tiêu cực của lối sống hèn nhát và sự tích cực của lối sống có  dũng khí; từ đó, bày tỏ quan niệm sống của chính mình và rút ra bài học hành động phù  hợp cho bản thân. 

0,25 

d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận. 

0,25 

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. 

0,25 

Phân tích tình huống truyện và bình luận ý kiến: Trong tác phẩm “Vợ nhặt”, nhà văn Kim  Lân đã xây dựng được một tình huống bất thường để nói lên khát vọng bình thường mà  chính đáng của con người. 

4,0 

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu  được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề gồm nhiều ý/ đoạn văn, kết bài kết luận được  vấn đề. 

0,25 

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Tình huống bất thường nói lên khát vọng bình thường  mà chính đáng của con người trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân.

0,50 

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận;  kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. 


* Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm:  

– Kim Lân là nhà văn có sở trường về truyện ngắn, chuyên viết về cuộc sống và con  người nông thôn.  

– Vợ nhặt là truyện ngắn xuất sắc, tác giả đã sáng tạo được tình huống “nhặt vợ” độc đáo. 

0,25 

Nêu nội dung ý kiến: khẳng định thành công của tác giả trong việc xây dựng tình huống độc đáo  (tính chất bất thường), giàu ý nghĩa nhân bản (thể hiện khát vọng bình thường của con người).

 0,25 

Phần 

Câu 

Nội dung 

Điểm 



* Phân tích tình huống: 

– Nêu tình huống: Tràng – một nông dân ngụ cư nghèo khổ, ngờ nghệch, xấu xí, đang ế 

vợ bỗng nhiên “nhặt” được vợ giữa nạn đói khủng khiếp.  

– Tính chất bất thường: giữa nạn đói kinh hoàng, khi người ta chỉ nghĩ đến chuyện  sống – chết thì Tràng lại lấy vợ; một người tưởng như không thể lấy được vợ lại  “nhặt” được vợ một cách dễ dàng; Tràng “nhờ” nạn đói mới có được vợ còn người đàn  bà vì đói khát mà theo không một người đàn ông xa lạ; việc Tràng có vợ khiến cho mọi  người ngạc nhiên, không biết nên buồn hay vui, nên mừng hay lo;…  

– Khát vọng bình thường mà chính đáng của con người: khát vọng được sống (người đàn  

bà đói khát theo không về làm vợ Tràng); khát vọng yêu thương, khát vọng về mái ấm  gia đình (suy nghĩ và hành động của các nhân vật đều hướng tới vun đắp hạnh phúc gia  đình); khát vọng về tương lai tươi sáng (bà cụ Tứ động viên con, người vợ nhặt nhắc đến  chuyện phá kho thóc, Tràng nghĩ đến lá cờ đỏ sao vàng,…);… 

1,25  

0,25  

0,50  

  

  

0,50  

  

 

* Bình luận:  

– Thí sinh cần đánh giá mức độ hợp lí của ý kiến, có thể theo hướng: ý kiến xác đáng vì  đã chỉ ra nét độc đáo và làm nổi bật ý nghĩa quan trọng của tình huống truyện trong việc  thể hiện tư tưởng nhân đạo của tác giả.  

– Có thể xem ý kiến là một định hướng cho người đọc khi tiếp nhận tác phẩm Vợ nhặt, đồng thời là một gợi mở cho độc giả về cách thức tiếp cận truyện ngắn theo  đặc trưng thể loại. 

0,75 

d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận

0,50 

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. 

0,25 



ĐIỂM TOÀN BÀI THI : I + II = 10,00 điểm

Lưu ý chung  

1. Do đặc trưng của môn Ngữ văn, bài làm của thí sinh cần được đánh giá tổng quát, tránh đếm ý cho điểm..  2. Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng đầy đủ những yêu cầu đã nêu ở mỗi câu,  đồng thời phải chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc.  

3. Khuyến khích những bài viết có sáng tạo. Bài viết có thể không giống đáp án, có những ý ngoài đáp án,  nhưng phải có căn cứ xác đáng và lí lẽ thuyết phục.  

4. Không cho điểm cao đối với những bài chỉ nêu chung chung, sáo rỗng hoặc phần thân bài ở hai câu làm  văn chỉ viết một đoạn văn.  

5. Cần trừ điểm đối với những lỗi về hành văn, ngữ pháp và chính tả.

Giới thiệu về Hội Gia sư Đà NẵngTrung tâm gia sư dạy kèm tại nhà

Chúng tôi tư vấn miễn phí phụ huynh tuyển gia sư dạy kèm tại nhà Đà Nẵng.
Chúng tôi luôn đặt chất lượng dạy và học lên hàng đầu, giới thiệu gia sư uy tín dạy các môn, các lớp từ cấp 1, 2, 3, luyện thi lớp 10, luyện thi đại học.
Phụ huynh đừng quá lo lắng địa chỉ Hội Gia sư Đà Nẵng xa nhà của quý phụ huynh. Trong danh sách sinh viên cộng tác làm gia sư dạy kèm tại nhà, chúng tôi luôn sẵn sàng hàng trăm gia sư với tiêu chí:

  • Trong khu vực gần nhà phụ huynh để tiện gia sư di chuyển
  • Phù hợp với yêu cầu của phụ huynh về giới tính, kỹ năng, kinh nghiệm, chuyên môn
  • Gia sư vui vẻ, nhiệt tình thân thiện.
  • Xác định dạy kèm tại nhà cho học sinh lâu dài theo thời gian yêu cầu của phụ huynh.

Hội Gia sư Đà Nẵng tự hào là Trung tâm gia sư dạy kèm tại nhà uy tín với phụ huynh và gia sư

Tư vấn miễn phí phụ huynh tuyển gia sư dạy kèm tại nhà, giới thiệu gia sư nhiệt tình, hiệu quả.
Điện thoại: 0934490995
Địa chỉ: 159 Yên Khê 2, Thanh Khê, Đà Nẵng, Việt Nam
Website: https://hoigiasudanang.com
Facebook: https://facebook.com/hoigiasudanang
Google Maps: https://g.page/HoiGiasuDaNang

Gia sư dạy kèm tại nhà ở Đà Nẵng

(Visited 1.224 times, 1 visits today)

Leave a Comment