Động lượng - Vật Lí 10

Bài 28: Động lượng – Vật Lí 10 [ kết nối tri thức ]

Bài 28: Động lượng – Vật Lí 10 [ kết nối tri thức ] Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.

I. Động lượng

Phần thảo luận :

Thực hiện các thí nghiệm sau để tìm hiểu về sự truyền chuyển động trong tương tác giữa các vật.

Chuẩn bị:

  • Ba viên bi A, B, C (chọn bi B nặng hơn A và C).
  • Máng trượt (có thể dùng ống nhựa cắt dọc).
  • Một vài vật (hộp giấy, quyển sách) để tạo độ dốc của máng trượt.
  • Đặt viên bi C ngay dưới chân máng trượt như Hình 28.1.

Tiến hành:

  • Thí nghiệm 1: Lần lượt thả hai viên bi: A, B (bi B nặng hơn bi A) chuyển động trên máng trượt. Quan sát và đo quãng đường dịch chuyển của viên bi C sau va chạm ứng với mỗi lần thả.
  • Thí nghiệm 2: Bây giờ chỉ thả viên bi A lăn xuống máng trượt nhưng tăng độ dốc của máng trượt. Quan sát và đo quãng đường dịch chuyển của viên bi C sau va chạm ứng với mỗi lần thả.

Thảo luận:

  • Trong thí nghiệm 1, vận tốc của hai viên bi A và B khi đến chân dốc có giống nhau không? Viên bi nào đẩy viên bi C lăn xa hơn? Tại sao?
  • Trong thí nghiệm 2, ứng với độ dốc nào thì viên bi A có vận tốc lớn hơn khi va chạm với bi C? Ở trường hợp nào, viên bi C lăn xa hơn? Tại sao?

Hướng dẫn giải :

Trong thí nghiệm 1, vận tốc của hai viên bi A và B khi đến chân dốc không giống nhau: Vì viên bi B có khối lượng lớn hơn nên có động năng lớn hơn ⇒ truyền năng lượng cho viên bi C nhiều hơn ⇒ làm viên bi C lăn xa hơn. Suy ra viên bi B đẩy viên bi C lăn xa hơn. 

Trong thí nghiệm 2, khi ta tăng độ dốc của máng trượt thì viên bi A có vận tốc lớn hơn khi va chạm với viên bi C, làm cho viên bi C lăn xa hơn. Vì khi viên bi A ở độ dốc lớn hơn sẽ có năng lượng (thế năng hấp dẫn) lớn hơn. Khi chuyển động xuống chân dốc, thế năng hấp dẫn này chuyển hóa thành động năng truyền cho viên bi C làm cho nó lăn xa hơn.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Câu hỏi 1. Tìm ví dụ minh hoạ cho ý nghĩa vật lý trên của động lượng

Hướng dẫn trả lời Bài 28: Động lượng – Vật Lí 10 [ kết nối tri thức ]

Tìm thêm ví dụ :

  • Xe ô tô đi với tốc độ càng cao, khi va chạm thì hậu quả càng nghiêm trọng.
  • Trong thi đấu quần vợt, tuyển thủ dùng lực lớn để tác động vào quả bóng thì vận tốc của quả bóng sẽ tăng nhanh khiến đối phương khó đỡ hơn so với khi tác động 1 lực nhẹ hơn .

Câu hỏi 2.

a. Động lượng của xe tải hay ô tô trong hình đầu bài là lớn hơn ?

b. Trong trường hợp sút phạt 11m, tại sao thủ môn khó bắt bóng hơn nếu bóng có động lượng tăng

Hướng dẫn trả lời Bài 28: Động lượng – Vật Lí 10 [ kết nối tri thức ]

a. Động lượng của xe tải lớn hơn ô tô vì khối lượng của xe tải lớn hơn ô tô

b) Trong trường hợp sút phạt 11 m, thủ môn khó bắt bóng hơn nếu bóng có động lượng tăng là vì : khi động lượng của quả bóng tăng thì vận tốc của quả bóng cũng tăng. Quả bóng bay tới rất nhanh nên thủ môn sẽ có ít thời gian để đưa ra phản ứng do đó sẽ khó đoán đúng hướng bóng và khó bắt bóng hơn.

II. Xung lượng của lực

1. Xung lượng

Phần câu hỏi :

Câu hỏi 1 : Trong ví dụ sau, các vật đã chịu tác dụng của những lực nào trong thời gian rất ngắn. 

  • Cầu thủ thực hiện một cú đá vô lê đã đưa được quả bóng vào lưới đối phương
  • Trong môn bi-a, quả bi-a đang chuyển động thì va chạm vào thành bàn nên nó bị đổi hướng.
  • Trong môn chơi gôn, một quả bóng gôn đang nằm yên. Sau một cú đánh, quả bóng bay đi rất nhanh.

Hướng dẫn trả lời Bài 28: Động lượng – Vật Lí 10 [ kết nối tri thức ]

  • Cầu thủ thực hiện một cú đá vô lê đã đưa được quả bóng vào lưới đối phương : Quả bóng chịu tác dụng lực của chân cầu thủ.
  • Trong môn bi-a, quả bi-a đang chuyển động thì va chạm vào thành bàn nên nó bị đổi hướng : Quả bóng bi-a chịu tác dụng của phản lực từ thành bàn 
  • Trong môn chơi gôn, một quả bóng gôn đang nằm yên. Sau một cú đánh, quả bóng bay đi rất nhanh : Quả bóng gôn chịu tác dụng lực từ cây gậy do tay của người chơi truyền vào.

Câu hỏi 2 : Hãy chỉ ra sự biến đổi trạng thái chuyển động của vật trong các ví dụ trên ( trong câu 1 ) như thế nào? Tại sao lực tác dụng lên vật trong một khoảng thời gian ngắn lại có thể gây ra biến đổi đáng kể trạng thái chuyển động của vật đó.

Hướng dẫn trả lời Bài 28: Động lượng – Vật Lí 10 [ kết nối tri thức ]

(1) Sự biến đổi trạng thái chuyển động của các vật:

  • Quả bóng đang đứng yên sau khi chịu tác dụng lực của chân cầu thủ thì chuyển động cùng hướng với vận tốc sút của cầu thủ.
  • Quả bóng bi-a đang chuyển động theo hướng này, sau khi chịu tác dụng của phản lực từ thành bàn hoặc vợt của người chơi thì chuyển động theo hướng khác.
  • Quả bóng gôn đang đứng yên sau khi chịu tác dụng lực từ cây gậy do tay của người chơi truyền vào thì chuyển động cùng hướng với vận tốc mà lực của cây gậy tác dụng.

(2) Lực tác dụng lên vật trong một khoảng thời gian ngắn có thể gây ra biến đổi đáng kể trạng thái chuyển động của vật vì:

  • Chân cầu thủ sút vào bóng
  • Thành bàn tác dụng lực vào bi-a
  • Gậy vụt vào bóng

-> tạo ra xung lượng lớn, mà xung lượng được biểu diễn bằng tích  nên nếu  rất nhỏ thì lực F rất lớn nó sẽ gây ra biến đổi đáng kể trạng thái chuyển động.

Phần luyện tập

Câu hỏi 1.

a) Nêu định nghĩa và đơn vị của động lượng

b) Vẽ vectơ động lượng của một quả bóng tennis vừa bật khỏi mặt vợt (Hình 28.2).

Hướng dẫn trả lời Bài 28: Động lượng – Vật Lí 10 [ kết nối tri thức ]

a) Động lượng của vật là : Đại lượng đặc trưng cho khả năng truyền chuyển động của một vật khi tương tác với vật khác 

Đơn vị của động lượng là : kg.m/s.

b)Vectơ động lượng của một quả bóng tennis vừa bật khỏi mặt vợt sẽ cùng hướng với vecto vận tốc của quả tennis,  và được biểu diễn như sau:

Câu hỏi 2. Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về động lượng

A. Động lượng của một vật đặc trưng cho trạng thái chuyển động của vật đó.

B. Động lượnglà đại lượng vecto

C. Động lượng có đơn vị là kg.m/s

D. Động lượng của một vật chỉ phụ thuộc vào vận tốc của vật đó

Hướng dẫn trả lời Bài 28: Động lượng – Vật Lí 10 [ kết nối tri thức ]

Đáp án D

Câu hỏi 3. Tính độ lớn của động lượng trong các trường hợp sau :

a. Một xe buýt khối lượng 3 tấn đang chuyển động với tốc độ 72 km/h

b. Một hòn đá khối lượng 500g chuyển động với tốc độ 10m/s.

Hướng dẫn trả lời Bài 28: Động lượng – Vật Lí 10 [ kết nối tri thức ]

Câu hỏi 4. Một xe tải khối lượng 1.5 tấn đang chuyển động với tốc độ 36 km/h. và một ô tô có khối lượng 750kg chuyển động ngược chiều với tốc độ 54 km/h. So sánh động lượng của hai xe

Hướng dẫn trả lời Bài 28: Động lượng – Vật Lí 10 [ kết nối tri thức ]


Đổi  1,5 tấn = 1500kg; 36km/h= 10m/s; 54 km/h=15 m/s

  • Động lượng của chiếc xe tải là 1 500x 10 =15 000 kg.m/s
  • Động lượng của chiếc xe ô tô là : 750 x 15 =11 250 kg.m/s

=> Vậy động lượng của chiếc xe tải lớn hơn chiếc ô tô

Câu hỏi 5. Tại sao đơn vị của động lượng còn có thể viết tắt là N.s ?

Hướng dẫn trả lời Bài 28: Động lượng – Vật Lí 10 [ kết nối tri thức ]

Câu hỏi 1.

a. Xung lượng của lực gây ra tác dụng gì ?

b. Một quả bóng khối lượng m đang bay ngang với tốc độ v thì đậ vào một bức tường và bật trở lại với tốc độ như cũ. Xung lượng của lực gây ra của tường lên bóng là

A. mv

B. -mv

C. 2mv

D. -2mv

Hướng dẫn trả lời Bài 28: Động lượng – Vật Lí 10 [ kết nối tri thức ]

a. Xung lượng của lực làm biến đổi trạng thái chuyển động của vật.

b. Đáp án C

Câu hỏi 2. Thủ môn khi bắt bóng mà không muốn bị đau tay và bị ngã thì hải co tay lại và lùi người một chút theo hướng đi của bóng. Thủ môn làm thế là để :

A. Làm giảm động lượng của quả bóng

B. Làm giảm độ biến thiên động lượng của quả bóng

C. Làm tăng xung lượng của lực quả bóng lên tay

D. Làm giảm cường độ của lực quả bóng tác dụng lên tay

Hướng dẫn trả lời Bài 28: Động lượng – Vật Lí 10 [ kết nối tri thức ]

Đáp án D

Hướng dẫn trả lời Bài 28: Động lượng – Vật Lí 10 [ kết nối tri thức ]

Câu hỏi 4. Hai vật có khối lượng lần lượt là m1= 1kg, m2= 2kg chuyển động với vận tốc có độ lớn lần lượt là v1=3m/s, v2=2 m/s.

a. Tính động lượng của mỗi vật.

b. Vật nào khó dừng lại hơn ? Vì sao ?

Hướng dẫn trả lời Bài 28: Động lượng – Vật Lí 10 [ kết nối tri thức ]

a. Động lượng của :

  • Vật 1 là : 1 x 3 = 3 kg.m/s
  • Vật 2 là : 2 x 2 = 4 kg.m/s

b. Vật 2 khó dừng lại hơn vì có động lượng lớn hơn

Phần em có thể

Câu hỏi 1. Mô tả và tính độ lớn động lượng của Trái Đất trong chuyển động quanh Mặt Trời, khi biết khối lượng Trái Đất và bán kính quỹ đạo.

Hướng dẫn trả lời Bài 28: Động lượng – Vật Lí 10 [ kết nối tri thức ]

(1) Mô tả :

Câu hỏi 2. Tính động lượng của hệ “tên lửa + khí” ngay trước và sau khi phụt khí, khi đã biết khối lượng, vận tốc của tên lửa và của khí phụt ra.

Hướng dẫn trả lời Bài 28: Động lượng – Vật Lí 10 [ kết nối tri thức ]

Giới thiệu về Hội Gia sư Đà Nẵng – Trung tâm gia sư dạy kèm tại nhà

Chúng tôi tư vấn miễn phí phụ huynh tuyển gia sư dạy kèm tại nhà Đà Nẵng.
Chúng tôi luôn đặt chất lượng dạy và học lên hàng đầu, giới thiệu gia sư uy tín dạy các môn, các lớp từ cấp 1, 2, 3, luyện thi lớp 10, luyện thi đại học.
Phụ huynh đừng quá lo lắng địa chỉ Hội Gia sư Đà Nẵng xa nhà của quý phụ huynh. Trong danh sách sinh viên cộng tác làm gia sư dạy kèm tại nhà, chúng tôi luôn sẵn sàng hàng trăm gia sư với tiêu chí:

  • Trong khu vực gần nhà phụ huynh để tiện gia sư di chuyển
  • Phù hợp với yêu cầu của phụ huynh về giới tính, kỹ năng, kinh nghiệm, chuyên môn
  • Gia sư vui vẻ, nhiệt tình thân thiện.
  • Xác định dạy kèm tại nhà cho học sinh lâu dài theo thời gian yêu cầu của phụ huynh.

Hội Gia sư Đà Nẵng tự hào là Trung tâm gia sư dạy kèm tại nhà uy tín với phụ huynh và gia sư

Tư vấn miễn phí phụ huynh tuyển gia sư dạy kèm tại nhà, giới thiệu gia sư nhiệt tình, hiệu quả.
Điện thoại: 0934490995
Địa chỉ: 159 Yên Khê 2, Thanh Khê, Đà Nẵng, Việt Nam
Website: https://hoigiasudanang.com
Facebook: https://facebook.com/hoigiasudanang
Google Maps: https://g.page/HoiGiasuDaNang

Từ khóa tìm kiếm: giải sgk vật lý 10 sách mới, giải vật lý 10 KNTT, giải vật lý 10 KNTT bài 1, giải bài 28 động lượng

(Visited 43 times, 1 visits today)

Leave a Comment