Bài 3: Các cấp độ tổ chức của thế giới sống – Sinh Học 10 [ kết nối tri thức ] Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.
DỪNG LẠI VÀ SUY NGẪM
1. Nêu khái niệm cấp độ tổ chức sống.
Trả lời:
Cấp độ tổ chức sống là cấp độ tổ chức có biểu hiện đầy đủ chức năng của sự sống như sinh trưởng, phát triển, sinh sản, cảm ứng, chuyển hóa vật chất và năng lượng,…
2. Quan sát hình 3.1, hãy cho biết những cấp độ tổ chức nào có đầy đủ các đặc điểm của sự sống.
Trả lời:
Các cấp độ cơ bản của tổ chức sống bao gồm: Tế bào -> Cơ thể -> Quần thể -> Quần xã – Hệ sinh thái
B. Bài tập và hướng dẫn giải
DỪNG LẠI VÀ SUY NGẪM
Giải thích mối quan hệ giữa các cấp độ tổ chức sống.
Hướng dẫn trả lời Bài 3: Các cấp độ tổ chức của thế giới sống – Sinh Học 10 [ kết nối tri thức ]
Mối quan hệ hữu cơ giữa các cấp độ tổ chức dựa trên các hoạt động sống ở cấp độ tế bào.
Ví dụ:
+ Các cá thể tương tác với các cá thể khác và với môi trường vật lí dựa trên cơ sở các hoạt động truyền tin ở cấp độ tế bào.
+ Các cấp độ tổ chức sống còn liên hệ với nhau bởi quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng trong thế giới sống.
+ Nguồn năng lượng cung cấp cho thế giới sống chủ yếu đến từ mặt trời và được truyền từ cấp độ tổ chức này sang cấp độ tổ chức khác của thế giới sống cùng với sự chuyển hóa của vật chất.
DỪNG LẠI VÀ SUY NGẪM
1. Nêu đặc điểm chung của các cấp độ tổ chức sống. Tại sao nói các cấp độ tổ chức sống là những hệ mở, tự điều chỉnh?
2. Phân tích đặc điểm cho thấy cơ thể người là một hệ mở, tự điều chỉnh.
3. Thế giới sống liên tục tiến hoá dựa trên cơ sở nào?
Hướng dẫn trả lời Bài 3: Các cấp độ tổ chức của thế giới sống – Sinh Học 10 [ kết nối tri thức ]
1. Đặc điểm chung của các cấp độ tổ chức sống:
– Thế giới sống được tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc.
– Các cấp độ tổ chức sống là những hệ mở và tự điều chỉnh.
– Thế giới sống liên tục tiến hoá.
Các cấp độ tổ chức sống là những hệ mở, tự điều chỉnh vì:
– Các cấp độ tổ chức sống đều là những hệ thống mở vì không ngừng trao đổi vật chất và năng lượng với môi trường.
– Các hệ thống sống có khả năng tự điều chỉnh duy trì ổn định các thông số trong hệ thống không phụ thuộc vào sự thay đổi của môi trường.
– Sự duy trì ổn định môi trường nội môi được gọi là sự cân bằng nội môi.
Ví dụ:
Cơ thể con người có có các cơ chế duy trì thân nhiệt, pH, đường huyết, nồng độ các ion quan trọng,… ở mức tương đối ổn định. Nếu khả năng tự điều chỉnh bị trục trặc, chúng ta có thể bị bệnh, thậm chí tử vong.
2. Phân tích đặc điểm cho thấy cơ thể người là một hệ mở, tự điều chỉnh:
– Cơ thể con người là một hệ thống mở vì không ngừng trao đổi vật chất và năng lượng với môi trường.
– Cơ thể người có khả năng tự điều chỉnh duy trì ổn định các thông số trong hệ thống không phụ thuộc vào sự thay đổi của môi trường. Sự duy trì ổn định môi trường nội môi trong cơ thể được gọi là sự cân bằng nội môi.
Ví dụ: Cơ thể con người có có các cơ chế duy trì thân nhiệt, pH, đường huyết, nồng độ các ion quan trọng,… ở mức tương đối ổn định. Nếu khả năng tự điều chỉnh bị trục trặc, chúng ta có thể bị bệnh, thậm chí tử vong.
3. Tiến hỏa xảy dựa trên cơ sở:
+ Quá trình truyền đạt thông tin di truyền (ADN) từ thế hệ tế bào này sang thế hệ tế bào khác một cách tương đối chính xác nhưng cũng luôn phát sinh những đột biến.
+ Điều kiện môi trường sống khác nhau làm nhiệm vụ lựa chọn những thể đột biến có kiểu hình thích nghi nhất với môi trường.
LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG
1. Phân biệt các cấp độ tổ chức sống.
2. Một con robot cũng có khả năng di chuyển, tương tác với môi trường xung quanh, thậm chí trả lời các câu hỏi và đưa ra lời khuyên hữu ích cho các bác sĩ trong việc điều trị bệnh. Con robot có đặc điểm nào giống và khác với vật sống?
3. Tại sao nói “Nếu Mặt Trời không còn tồn tại thì Trái Đất sẽ bị huỷ diệt”?
Hướng dẫn trả lời Bài 3: Các cấp độ tổ chức của thế giới sống – Sinh Học 10 [ kết nối tri thức ]
1. Phân biệt các cấp tổ chức sống
Các cấp tổ chức sống | Đặc điểm |
Tế bào | – đơn vị tổ chức nhỏ nhất có đầy đủ các đặc điểm của sự sống.- được tổ chức từ các bậc tổ chức nhỏ hơn: Các bào quan. |
Cơ thể | cấp độ tổ chức sống được có các cấp bậc cấu trúc trung gian như mô, cơ quan, hệ cơ quan. |
Quần thể | tập hợp các cá thể (cơ thể sinh vật) cùng loài sống trong một khu vực địa lí nhất định và vào thời điểm nhất định. |
Quần xã | tập hợp các quần thể của nhiều loài khác nhau cùng tồn tại trong một khu vực địa lí ở cùng một thời điểm. |
Hệ sinh thái | Quần xã tương tác với nhau và với môi trường tạo nên cấp tổ chức hệ sinh thái. |
2. Đặc điểm giống và khác giữa robot và vật sống:
Robot | Vật sống | |
Giống nhau | + Đều có khả năng di chuyển+ Đều có thể trả lời, phản ứng lại đối với các kích thích bên ngoài.+ Có khả năng chuyển hoá các dạng năng lượng. | |
Khác nhau | – Do con người tạo ra, không có khả năng tự sinh sản ra các thế hệ sau- Không có khả năng lớn lên, phát triển theo thời gian- Các phản ứng của rôbốt là các chương trình, thuật toán được con người cài đặt sẵn. | – Con người được cha mẹ sinh ra và có khả năng giao phối, sinh sản tạo ra các thế hệ sau- Các phản ứng của con người là bẩm sinh hoặc học được trong quá trình sinh trưởng và phát triển- Có khả năng lớn lên và phát triển theo thời gian |
3. “Nếu Mặt Trời không còn tồn tại thì Trái Đất sẽ bị hủy diệt” vì: Trong hệ sinh thái các sinh vật sống cần sử dụng và luân chuyển năng lượng để duy trì và thực hiện các hoạt động sống. Dòng năng lượng trong hệ sinh thái thực chất là năng lượng mặt trời được dẫn truyền vào hệ nhờ quá trình quang hợp của thực vật. Nếu không có mặt trời sinh vật không thể hoạt động và phát triển bình thường, có thể dẫn đến hiện tượng tuyệt diệt.
DỪNG LẠI VÀ SUY NGẪM
1. Cấu trúc hóa học của nước quy định các tính chất vật lí nào?
2. Nước có vai trò như thế nào trong tế bào?
3. Tại sao hằng ngày chúng ta cần uống đủ nước?
Hướng dẫn trả lời Bài 3: Các cấp độ tổ chức của thế giới sống – Sinh Học 10 [ kết nối tri thức ]
1. Cấu trúc hóa học của nước quy định các tính chất vật lí nào?
Cấu trúc hóa học của nước quy định các tính chất vật lí như:
– Các phân tử nước ở nơi bề mặt tiếp xúc với không khí liên kết chặt với nhau tạo nên sức căng bề mặt.
– Có nhiệt dung đặc trưng cao.
– Có nhiệt bay hơi cao.
– Có khả năng hòa tan các dung môi của nước.
2. Vai trò của nước trong tế bào:
– Là thành phần chủ yếu cấu tạo nên các tế bào và cơ thể.
– Nhờ có tính phân cực nên nước khả năng hòa tan nhiều chất cần thiết cho các hoạt động sống của tế bào.
– Nước là nguyên liệu của nhiều phản ứng và là môi trường cho các phản ứng sinh hoá diễn ra trong tế bào.
– Nước góp phần định hình cấu trúc không gian đặc trưng của nhiều phân tử hữu cơ trong tế bào, đảm bảo cho chúng thực hiện được các chức năng sinh học, góp phần điều hòa nhiệt độ tế bào và cơ thể.
3. Hằng ngày chúng ta cần uống đủ nước vì: Nước đóng vai trò rất quan trọng đối với sự sống, nước là dung môi hoà tan nhiều chất cần thiết cho các hoạt động sống của tế bào, là môi trường cho các phản ứng, hoạt động trao đổi trao đổi chất trong cơ thể. Vì vậy ta cần uống đủ nước để duy trì hoạt động ổn định của cơ thể, giúp có thể khỏe mạnh và phát triển tốt nhất.
LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG
1. Nguồn carbon cung cấp cho các tế bào trong cơ thể chúng ta được lấy từ đâu? Giải thích.
2. Mọi sinh vật đều có thành phần các nguyên tố hoá học trong tế bào về cơ bản giống nhau. Điều này nói lên điều gì về mối quan hệ tiến hoá giữa các sinh vật trên Trái Đất?
3. Tại sao khi tìm kiếm sự sống trong vũ trụ, các nhà thiên văn học lại tìm kiếm ở những hành tỉnh có dấu vết của nước?
Hướng dẫn trả lời Bài 3: Các cấp độ tổ chức của thế giới sống – Sinh Học 10 [ kết nối tri thức ]
1. Nguồn carbon cung cấp cho các tế bào trong cơ thể chúng ta được lấy từ thức ăn mà chúng ta ăn như hoa quả, các loại rau, sữa, các loại hạt, ngũ cốc,…thông qua con đường tiêu hoá. Carbon là thành phần quan trọng trong Carbohydrate, đây là một thành phần cơ bản trong thức ăn của con người.
2. Mọi sinh vật đều có thành phần các nguyên tố hóa học trong tế bào về cơ bản giống nhau. Điều này nói lên mọi sinh vật trên trái đất đều tiến hóa lên từ một tổ tiên chung.
3. Khi tìm kiếm sự sống ở các hành tinh khác trong vũ trụ các nhà khoa học trước hết lại tìm xem ở đó có nước hay không vì: Nước đóng vai trò vô cùng quan trọng trong tế bào đơn vị cấu tạo cơ bản của sự sống:
– Nước là thành phần chủ yếu trong mọi tế bào và cơ thể sống.
+ Nước chiếm từ 70-90% khối lượng cơ thể.
+ Nước là dung môi hòa tan các chất cần thiết của cơ thể.
+ Nước là môi trường cho các phản ứng trao đổi chất của cơ thể.
+ Nước vận chuyển, chuyển hóa các chất giúp cơ thể duy trì sự sống.
– Nước là môi trường sống ban đầu của mọi sự sống trên một hành tinh.
Vậy ở đâu có nước thì ở đó có sự sống, nên các nhà khoa học trước hết tìm xem ở đó có nước hay không.
Giới thiệu về Hội Gia sư Đà Nẵng – Trung tâm gia sư dạy kèm tại nhà
Chúng tôi tư vấn miễn phí phụ huynh tuyển gia sư dạy kèm tại nhà Đà Nẵng.
Chúng tôi luôn đặt chất lượng dạy và học lên hàng đầu, giới thiệu gia sư uy tín dạy các môn, các lớp từ cấp 1, 2, 3, luyện thi lớp 10, luyện thi đại học.
Phụ huynh đừng quá lo lắng địa chỉ Hội Gia sư Đà Nẵng xa nhà của quý phụ huynh. Trong danh sách sinh viên cộng tác làm gia sư dạy kèm tại nhà, chúng tôi luôn sẵn sàng hàng trăm gia sư với tiêu chí:
- Trong khu vực gần nhà phụ huynh để tiện gia sư di chuyển
- Phù hợp với yêu cầu của phụ huynh về giới tính, kỹ năng, kinh nghiệm, chuyên môn
- Gia sư vui vẻ, nhiệt tình thân thiện.
- Xác định dạy kèm tại nhà cho học sinh lâu dài theo thời gian yêu cầu của phụ huynh.
Hội Gia sư Đà Nẵng tự hào là Trung tâm gia sư dạy kèm tại nhà uy tín với phụ huynh và gia sư
Tư vấn miễn phí phụ huynh tuyển gia sư dạy kèm tại nhà, giới thiệu gia sư nhiệt tình, hiệu quả.
Điện thoại: 0934490995
Địa chỉ: 159 Yên Khê 2, Thanh Khê, Đà Nẵng, Việt Nam
Website: https://hoigiasudanang.com
Facebook: https://facebook.com/hoigiasudanang
Google Maps: https://g.page/HoiGiasuDaNang
Từ khóa tìm kiếm: giải sinh học 10 kết nối tri thức, giải sách kết nối 10 môn sinh học, giải sinh học 10 sách mới bài 3 Các cấp độ tổ chức của thế giới sống, bài 3 Các cấp độ tổ chức của thế giới sống