Trung tâm gia sư Đà Nẵng

Kinh nghiệm gia sư dạy kèm tại nhà Đà Nẵng

Kinh nghiệm gia sư sẽ giúp các bạn sinh viên năng động, muốn thử sức ở lĩnh vực giảng dạy. Các bạn sinh viên thường có rất nhiều thời gian rảnh vì thế nhu cầu có một công việc làm thêm giúp các bạn có thêm thu nhập phục vụ cho cuộc sống hằng ngày cũng như học tập, phụ giúp gia đình… là rất cần thiết. Các bạn sinh viên đang có ý định trở thành 1 gia sư tại Đà Nẵng. Hay đang là gia sư dạy kèm nhưng có những vấn đề trong việc giảng dạy của mình. Các bạn cần những kinh nghiệm gia sư để trở thành một gia sư giỏi…? Cùng tham khảo bài viết dưới đây của Hội Gia sư Đà Nẵng nhé.

Kinh nghiệm gia sư 01: Chọn đối tượng giảng dạy

Trước khi nhận 1 suất dạy gia sư các bạn phải nhắm đến đối tượng giảng dạy của mình là ai? Nếu các bạn không có tính kiên trì và yêu trẻ con thì các bạn không nên chọn dạy cho các em học sinh tiểu học, nhất là lớp 1 vì các em ấy còn rất bé và mải chơi, không quan tâm tới kết quả học tập. Các em chỉ nghe lời các thầy cô trên lớp và coi các bạn như anh chị ở nhà, nên các bé sẽ không chịu nghe lời bạn đâu.

Còn nếu các bạn giỏi các môn tự nhiên như: Toán, Lý, Hóa… thì nên chọn dạy kèm tại nhà cho các em cấp 2, 3. Còn bạn nào có vốn tiếng Anh tốt thì nên đi dạy kèm tiếng Anh tại nhà theo đúng sở trường của mình. Thông thường, học phí gia sư các môn ngoại ngữ và năng khiếu lương khá cao và không quá nặng nề.

Nếu bạn là sinh viên chỉ nên nhận những lớp sinh viên phù hợp với khả năng của mình. Đừng quá tham lam nhận những lớp lương cao giả làm giáo viên. Vì những lớp phụ huynh yêu cầu giáo viên thường là những lớp rất khó. Đòi hỏi phải có kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm đứng lớp. Mục tiêu cần đạt được cũng khá cao. Học sinh sẽ có rất nhiều chiêu để chọc phá và làm cho bạn chán nản và không dạy được chúng. Bên cánh đó nếu gặp các học sinh giỏi trường chuyên kiến thức và kinh nghiệm của bạn còn hạn chế bạn cũng không thể nào dạy lâu dài được. Một khi lớp dạy kèm tại nhà “bị gãy” thì người chịu thiệt chính là bạn đấy.

Kinh nghiệm gia sư 02: Chuẩn bị bài trước ở nhà

Đi dạy kèm tại nhà có cần giáo án không? Điều này rất quan trọng, đặc biệt là ở những buổi dạy đầu tiên. Những buổi dạy đầu tiên các bạn nên kiểm tra trình độ của học sinh xem như thế nào. Từ đó các bạn sẽ soạn ra những gì cần truyền đạt cho ngày kế tiếp. Về phần bài tập các bạn có thể tự biên soạn hoặc tham khảo thêm trong các sách nâng cao. Đồng thời tham khảo trên mạng sau đó chọn ra những bài phù hợp với trình độ học sinh.

Ngoài ra các đề thi học kỳ, kiểm tra một tiết, kiểm tra 15′ cũng được up lên mạng rất nhiều các bạn chỉ tìm trên mạng là ra. Các bước chuẩn bị trên sẽ giúp các bạn tự tin hơn trước những buổi dạy và trước những câu hỏi của học sinh. Hãy chuẩn bị kĩ để thêm tự tin nhé.

Làm việc gì cũng vậy muốn có thành công đòi hỏi phải bỏ ra nhiều công sức đầu tư. Đối với gia sư mới đi dạy hay gia sư có kinh nghiệm cũng thế đây là một việc rất cần thiết. Thực ra đối với kiến thức phổ thông đối với một sinh viên đại học việc giảng dạy là không khó. Tuy nhiên nếu bạn chuẩn bị một chút thì sẽ đạt được nhiều hiệu quả hơn.

Kinh nghiệm gia sư 03: Độ an toàn cho bản thân

Các gia sư nữ thường lo bị lừa đảo, gặp phải phụ huynh xấu. Do đó lần gặp mặt đầu tiên của gia sư với phụ huynh và học sinh là rất quan trọng để chúng ta đánh giá phụ huynh, học sinh như thế nào. Nếu có người đi cùng bạn đến gặp phụ huynh buổi đầu tiên thì càng tốt.

Nếu gặp những phụ huynh quan tâm đến việc học của con mình thì các bạn an tâm hơn. Việc sắp xếp thời gian dạy cũng rất quan trọng tốt nhất là các bạn nên sắp xếp dạy vào buổi sáng hoặc chiều là tốt nhất vừa giúp mình đỡ đi về khuya vừa là khoảng thời gian tuyệt vời cho cô trò có tinh thần sáng suốt để học.

Khi bạn chọn lớp dạy thêm tại những trung tâm gia sư uy tín, hầu như sẽ không có rủi ro xảy ra. Dù có nhiều gia đình phụ huynh khó tính, học sinh bướng bỉnh, học lực yếu… Nếu bạn tự tin với kiến thức và bản lĩnh của mình, có phương pháp dạy học hợp lý, giúp học sinh tiến bộ, bạn sẽ thành công và được coi trọng.

Kinh nghiệm gia sư dạy kèm 04: Tác phong sư phạm

Các bạn nhớ phải ăn mặc kín đáo, gọn gàng khi tới lớp, tránh gây mất thiện cảm với phụ huynh và làm gương xấu cho học sinh. Khi nói chuyện cùng phụ huynh phải dứt khoát, đừng cúi gằm mặt và nói lí nhí trong cổ họng. Khi dạy cần tự tin, vừa mềm, vừa rắn, giải thích đơn giản và dễ hiểu.

Các bạn nên hòa đồng, gần gũi với học sinh nhưng phải khiến học sinh tôn trọng bằng những kiến thức chắc chắn của mình. Học sinh thường bị áp lực từ bố mẹ và giáo viên ở trường về thành tích học tập, vì vậy bạn cần tạo tâm lí thoải mái cho các bé khi học bài, như vậy các bé mới có thể tiếp thu tốt được.

Tuyệt đối không sử dụng điện thoại trong quá trình dạy. hãy để chế độ im lặng. Khi thật cần thiết hãy nghe và nhanh chóng kết thúc! Không được hướng dẫn học trò chơi trò chơi điện tử trong giờ học. Giữa giờ học không giải lao.

Nghỉ dạy phải xin phép và dạy bởi vì nếu bạn đến trễ học sinh ở nhà cứ thấp thỏm đợi bạn điều này sẽ làm cho phu huynh và người nhà của phụ huynh sẽ nhận xét tốt về bạn. Một đặc điểm nữa học sinh học gia sư thường là học sinh lười học bạn mà đến trễ học sinh sẽ có cơ hội để xin nghỉ và bớt giờ dạy của bạn điều này không có lợi cho bạn vì phụ huynh sẽ đánh giá bạn không dạy nhiệt tình, tận tâm và có thể sẻ tìm một gia sư khác thay thế bạn.

Kinh nghiệm 05: Tạo ấn tượng buổi đầu tiên

Buổi đầu tiên rất quan trọng. Nên trao đổi với phụ huynh và học sinh về phương pháp giảng dạy, trọng tâm của khóa học, xác định rõ được mục tiêu phấn đấu và kết quả đạt được trong tương lai. Nên có một bài test ngắn dành cho học sinh để nắm bắt được trình độ, ưu nhược điểm của học sinh để định hướng phương pháp giảng dạy cũng như soạn giáo án cho phù hợp.

Nên dành 10 – 15′ trong buổi đầu tiên để bạn làm quen, lắng nghe và chia sẻ những khó khăn, vướng mắc của học sinh. Kinh nghiệm làm gia sư khuyên bạn, ngoài việc trở thành một người thầy, bạn cũng nên trở thành một người bạn của học trò mình.

Khi đi nhận lớp, tuyệt đối không hỏi phụ huynh là “ bây giờ cháu phải dạy như thế nào”; “dạy lại từ đầu hay dạy tiếp chương trình” nói chung là những câu hỏi đại loại như vậy gia đình sẽ đánh giá bạn là người vừa không có kiến thức vừa không có kỹ năng sư phạm vì nếu đã biết dạy như thế nào thì học còn thuê bạn về làm gì?

Kinh nghiệm đi làm gia sư 06: Làm hài lòng phụ huynh

Không những trước mặt các bậc phụ huynh mà trước những học trò của mình phải có một tác phong làm việc chuyên nghiệp nhất: Bạn phải ăn mặc gọn gàng, đứng đắn để tạo vẻ bề ngoài dễ gần và tạo cho mình sự tự tin. Học trò luôn thích những gia sư dễ coi ngồi cạnh kèm cặp, chứ có gương mặt bùi bụi, luôn cau có, khó đăm đăm sẽ làm cho học trò thấy khó chịu.

Một kinh nghiệm làm gia sư hay nữa giúp tạo thiện cảm cho những bậc phụ huynh là gia sư nên chăm chỉ đi sớm về muộn, hoặc ít nhất cũng nên đúng giờ. Bạn chỉ cần tới dạy đúng giờ và về muộn 5 phút thôi cũng đủ để các bậc phụ huynh có cái nhìn thiện cảm hơn về bạn. Vào những ngày định kỳ trong tháng, hãy dành thời gian trao đổi một chút với các bậc phụ huynh về việc học của con em họ, bạn phải cho họ thấy sự tiến bộ, điểm yếu còn tồn tại và hướng giải quyết của bạn. Bạn phải luôn chứng tỏ rằng bạn là gia sư biết cách làm cho con em họ thay đổi và tiến bộ hơn.

Kiến thức là biển rộng, bạn không biết về một vấn đề nào đó là chuyện hết sức bình thường. Đôi khi có những kiến thức không khó hoặc dạng cơ bản mà mình quên bạn cứ nói thẳng. Còn những phần ngoài khả năng của bạn có thể giới thiệu học sinh tìm đến các nguồn khác nhau, kể cả hỏi thầy cô. Bạn cũng có thể tận dụng cơ hội này coi như để học thêm, tìm hiểu và sau đó trả lời sau, việc này cũng giúp bạn học hỏi và nâng cao trình độ bản thân. Chúc các bạn may mắn và thành công với công việc gia sư của mình!

Kinh nghiệm đi làm gia sư 07: Hãy lấy lòng học sinh.

Gia sư đi dạy cũng phải hiểu rằng, tuy mình đang là người thầy nhưng đối tượng học trò của mình không giống như các học trò và thầy giáo trong các nhà trường phổ thông để bạn có thể mắng mỏ, quát nạt chúng. Nhiều khi chúng là những đứa vừa dốt, vừa láo, vừa nghịch ngợm, con nhà giàu có nên nhiều lúc gia sư còn đóng vai trò là người giữ trẻ. Bố mẹ chúng thường chẳng có thời gian để kiểm tra xem gia sư làm thế nào, mà mọi thông tin tốt hay xấu về gia sư, cần thêm hay bớt buổi dạy, cho gia sư dạy tiếp hay nghỉ luôn…, thường thông qua đứa con yêu quý của mình.

Do vậy, gia sư phải hiểu được tâm lí học trò, gần gũi, hoà đồng với học trò để tạo thiện cảm. Cần phải có thêm những tri thức thật chắc chắn về một lĩnh vực nào đó mà học trò đang quan tâm để chúng nể, chúng thấy mình rất “siêu”. Phải biết kể chuyện lẫn vào các bài học và vài buổi dạy đầu tiên có thể dành ít phút nán lại chơi với học sinh, nếu chúng muốn. Khi học trò đã có thiện cảm với mình, gia sư mới có thể yên tâm là có lúc mình quát mắng chúng cũng sẽ ngồi yên chịu trận mà không phản ứng lại.

Bạn phải hiểu rằng học sinh ngày nay không phải là không thông minh tuy nhiên học lực vẫn yếu kém do không chịu học và không có hứng thú, động lực học tập nên cần phải khuyến khích động viên học sinh tạo sự hứng khởi và tâm lý thoải mái khi dạy và học điều này nói thì dễ nhưng làm thì rất khó đòi hỏi bạn phải kiên trì và nhẫn nạị.

Ngoài những lúc giảng dạy bạn có thể tâm sự với học sinh, qua tin nhắn hay trò chuyện trực tiếp, xem học sinh cần gì, thích gì?

Kinh nghiệm dạy gia sư 08: Chọn phương pháp giảng dạy thích hợp

Học sinh có rất nhiều dạng: tuỳ theo từng trường hợp cụ thề mà bạn phải có phương pháp dạy phù hợp cho từng đối tượng học sinh không được rập khuôn phương pháp dạy mà phải linh động và khéo léo.

  • Những học sinh khá nhanh nhẹn thích tự chủ trong việc học các bạn chỉ cần hướng dẫn phương pháp và cho tự làm bài tập bạn chỉ cần giám sát hướng dẫn cho học sinh những chỗ chúng chưa hiểu để chúng tự hoàn thành bài tập mà bạn giao.Tuy nhiên bạn cần phải kiểm tra kỹ vì những dạng học sinh này nhanh nhẹn những hay cầu thả vì vậy khả năng sai sót của chúng rất cao cần phải uốn nắng nhanh nhưng chính xác.
  • Dạng học sinh khác lười động não chỉ muốn gia sư giảng giải chi tiết mặc dù những vấn đề đó xưa như trái đất tự chúng cũng có thể nghĩ ra dạng học sinh này dạy rất mệt nhưng bạn cần kiên nhẫn dạy thật chi tiết tránh việc la mắng chúng vì làm như vậy chúng sẽ đánh giá bạn dạy không nhiệt tình và sẽ báo lại với phụ huynh làm ảnh hưởng đến uy tính của bạn.
  • Dạng học sinh khác do trí não chậm phát triển: Dạng học sinh này học trước quên sau. Tuy nhiên các bạn phải hiểu và thông cảm vì mọi người sinh ra không ai muốn mình và con em mình như thế cả ai cũng muốn mình và con em mình giỏi giang hơn người khác. Tuy nhiên không phải ai cũng có những điều mình mong muốn. Bạn phải thật sự kiên nhẫn và bình tĩnh dạng này khi dạy chúng bạn chỉ cần dạy lại kiến thức mà chúng đã học trên trường,cho chúng làm lại những bài tập trên trường và cho các em làm những bài tập tương tự như những bài tập mà giáo viên ở trường đã cho các em làm là đủ. Phải cho các em làm đi làm lại các dạng bài tập đó vì “mưa dầm thấm đất” các em sẽ nhớ và sẽ ứng dụng làm được những bài tập căn bản để làm bài thi và kiểm tra. Bạn cần khéo léo động viên, chỉ cho các em thấy được ý nghĩa của câu “cần cù bù thông minh”. Khi các em đã ham học thì việc học của các em sẽ được cải thiện.

Kinh nghiệm 09: Tận dụng từng buổi dạy

Gia sư cần tìm hiểu nguyên do vì sao học sinh học không vào, việc này rất quan trọng để nắm bắt được gốc rễ của vấn đề. Bạn làm được điều này tức là bạn đang thực hiện giống vai trò của một chuyên gia tư vấn. Nếu có vấn đề nghiêm trọng mà nằm ngoài khả năng của bạn thì từ chối là cách tốt nhất.

Không giảng lý thuyết lan man bên ngoài mà không liên hệ với những bài tập và giáo trình trên lớp của học sinh. Nên nói lý thuyết liên quan đến các dạng bài tập và giúp học sinh làm đầy đủ các bài tập do giáo viên cho về nhà. Có thêm thời gian thì làm tiếp các dạng bài tập tương tự và cố gắng giải hết bài tập trong cuốn bài tập nội bộ ở trường vì như thế học sinh sẽ đánh gía gia sư có nhiều kinh nghiệm đi sát chương trình học ở trường và sẽ tín nhiệm bạn hơn.

Kinh nghiệm dạy kèm 10: Tạo tính tự lập cho các em

Đây là vấn đề mà rất nhiều gia su không để ý đến. Ngày nay không thiếu các gia sư có kiểu làm hộ học sinh của mình để lấy điểm cao mà (cố tình) không nghĩ rằng như thế là đang làm hại các em. Hiện nay các gia đình thuê gia sư về nhà dạy cho con mình đều là những nhà khá giả. Các em thường không phải làm bất cứ việc gì vì đã có người ở làm giúp. Chính vì thế nên dần dần các em quen ỷ lại vào người khác. Bài tập thì hoặc chép từ sách giải, hoặc là nhờ gia sư làm hộ. Các em không chịu động não suy nghĩ trước bất cứ một vấn đề nào.

Học trò có thể đe dọa bạn, có thể khóc lóc làm ầm ĩ, có thể nói xấu về bạn với bố mẹ của chúng. Dù vậy, bạn cũng đừng quá căng thẳng mà vội vàng bỏ cuộc, hãy bình tĩnh để dạy dỗ chúng, gỡ rối từng tình huống một cách thông minh nhất. Thực tế dạy những học sinh lầy lội sẽ mang lại nhiều điều thú vị hơn bạn tưởng tượng. Hãy chứng minh bạn là một gia sư giỏi, biết “mềm nắn rắn buông”, hãy hiểu tâm lý trẻ để chúng thật sự xem trọng lời nói của mình.

8 KINH NGHIỆM KHI ĐI GIA SƯ BUỔI ĐẦU TIÊN

Thứ 1 : Về thời gian

Bạn cần đến đúng giờ như đã hẹn lịch trước đó với Gia đình. Nên đến sơm hơn 10 – 15 phút để chủ động tìm nhà cho dễ dàng, hoặc đến sớm để ngồi nói chuyện một chút với Gia đình cũng như làm quen qua với học sinh. Tránh đến muộn buổi đầu tiên vì sẽ tạo ấn tượng không tốt với phụ huynh. Nhiều người khó tính họ sẽ từ chối bạn ngay sau buổi đầu tiên.

Thứ 2: Về tác phong

Vì là buổi đầu tiên, bạn nên ăn mặc giản dị lịch sự, làm sao cho mình trở lên chững chạc hơn, Gia đình sẽ tin tưởng hơn qua vẻ ngoài. Hạn chế mặc đồng phục cấp 3, mặc váy (đối với gia sư Nữ) mặc quần lửng (với gia sư Nam). Vì là buổi đầu nên bạn cần ăn mặc tạo thiện cảm trước, khi dạy quen rồi thì bạn dễ dàng ăn mặc thoải mái hơn cũng được.

Thứ 3: Về kiến thức

Khi đến gặp gia đình buổi đầu, bạn cần phải nắm chắc kiến thức của môn học mà bạn sẽ dạy học sinh. Bạn phải là người ở thế chủ động. Nhiều bạn gia sư vì quá tự tin mà không xem lại kiến thức, dẫn đến trường hợp dạy SAI KIẾN THỨC (thường xảy ra với tiểu học) hoặc đôi khi có những học sinh có những bài trong đề cương giáo viên giao về nhà hỏi gia sư gia sư không trả lời được, theo bạn thì điều gì xảy ra. Đúng rồi, chắc chắn sau khi bạn về họ sẽ từ chối bạn thôi.

Thứ 4: Bài kiểm tra đánh gia năng lực học sinh

Bạn cần có một bài kiểm tra nho nhỏ khoảng 30 phút, làm sao bao trọn được các kiến thức cơ bản về môn học mà học sinh học cho đến thời điểm hiện tại.

Mức độ bài kiểm tra này cho học sinh làm từ dễ đến khó. Vì bạn chưa biết học lực học sinh ra sao, mà phụ huynh thì đôi khi cũng chỉ nhận xét học lực con qua cái thành tích cuối năm, chưa chính xác lắm. Bạn phải là người kiểm tra được xem học sinh đang học lực ở mức như thế nào.

Đừng cho đề khó quá, vì nếu gặp những học sinh học trung bình kém, bài kiểm tra khó sẽ khiến học sinh không làm được sẽ có cảm giác tự ti, không thích thầy, lớp hỏng.

Thứ 5: Làm quen với học sinh

Sai lầm của nhiều bạn Gia sư khi đi dạy dẫn đến lớp hỏng là các bạn đến dạy như một cái máy rồi ra về mà chẳng có sự tương tác, làm quen với học sinh.

Trong quá trình kiểm tra đánh giá năng lực học sinh, bạn hãy cho học sinh nghĩ giữa giờ khoảng 10 – 15 phút, thầy và trò nói chuyện, làm quen, bạn nên chủ động là người làm quen với học sinh nhé. Vì học hay không thường học sinh sẽ là người quyết định mà. Bạn có dạy tốt, nhưng học sinh không thích bạn hỏng lớp.

Sau khi bạn dạy xong và ra về thường phụ huynh sẽ hỏi : hôm nay con học với Thầy thế nào. Nếu học sinh đã quý bạn rồi thì chắc chắn sẽ học, lúc đó bạn sẽ có thể thể hiện tài năng của minh. Học sinh không thích bạn, không học → lớp hỏng → bạn giỏi nhưng không có đất dựng võ.

Thứ 6: Trao đổi với phụ huynh trước khi ra về

Sau khi kiểm tra học lực của học sinh buổi đầu, bạn cần có nhận xét được học lực của học sinh với phụ huynh. Điều này rất quan trong. Nếu chỉ có buổi đầu mà bạn đã nhận xét được hết các điểm yếu của con họ, hoặc một vài ưu điểm thì phụ huynh sẽ tin tưởng bạn luôn.

Sau buổi đầu mà bạn chẳng nhận xét được con họ đang yếu ở đâu, mạnh ở đâu thì họ sẽ dễ dàng nghi ngờ về khả năng của bạn.

Lưu ý nhỏ: Khi nhận xét về học lực của hoc sinh, đối với hs học yếu hoặc trung bình bạn cần áp dụng phương pháp KHEN trước CHÊ sau (một chiêu tuyệt với trong Đắc Nhân Tâm). Hãy tìm ra ưu điểm của học sinh để khen trước, sau đó hãy nói đến nhược điểm về học lực của học sinh.

Ví dụ : Em và Cháu vừa làm quen với nhau, em cũng đã kiểm tra qua về học lực của cháu. Cháu tiếp thu khá nhanh nhưng mà hơi ẩu, cháu ngoan ngoãn nghe lời nhưng đôi khi hơi mất tập trung. Cháu tính phần abc làm khá tốt nhưng cháu đang hơi bị yếu phần xyz… đại loại là như vậy. Bạn sẽ làm cho học sinh vui, yêu quý bạn hơn. Phụ huynh tin tưởng bạn hơn.

Nếu bạn nói được khoảng bao nhiêu buổi bạn sẽ giúp học sinh lấy lại kiến thức thì phụ huynh sẽ thích bạn tuyệt đối. (điều này không phải bạn nào cũng cam kết được, nó phụ thuộc vào kinh nghiệm dạy, cũng như phương pháp bạn sẽ áp dụng cho học sinh).

Thứ 7: Sắp xếp lịch dạy cố định với phụ huynh, trao đổi số điện thoại

Hãy sắp xếp lịch dạy cố định với phụ huynh và học sinh làm sao cho 2 bên cùng trùng vào một lịch. Trao đổi số điện thoại với phụ huynh, bảo phụ huynh lưu sđt của bạn vào, để có những hôm bạn, hay phụ huynh bận thì gọi điện xin phép nghỉ. Vì lúc bạn gọi cho phụ huynh có thể họ chưa lưu sđt của bạn vào đâu.

Thứ 8: Hạn chế nhắc đến vấn đề tiền lương trong buổi đầu

Thường phụ huynh họ sẽ chủ đồng đề cập đến vấn đề này, bạn hạn chế chủ động trong vấn đề này nhé! Vì nhiều người họ sẽ nghĩ bạn quá quan tâm đến tiền lương. Thay vào đó bạn hãy tập trung quan tâm, tìm ra phương pháp giúp học sinh học tập tiến bộ.

Hãy quan tâm đến học sinh trước – học sinh tiến bộ, phụ huynh họ sẽ không tiếc bạn thứ gì đâu, đơn giản cái mà họ quan tâm là sự tiến bộ của học sinh mà.

18 KỸ NĂNG CƠ BẢN CỦA MỘT GIA SƯ TẠI NHÀ

  1. Điều 1: Vui buồn cùng học sinhGia sư tại nhà cần biết khen ngợi, động viên các em về những thành tích đạt được đồng thời chia sẻ, khích lệ mỗi khi chúng gặp thất bại.
  2. Điều 2: Vừa là bạn, vừa là thầy. Hãy thân thiện và cởi mở với học sinh để các em có thể gần gũi và dễ dàng chia sẻ những khó khăn của chúng với gia sư hơn.
  3. Điều 3: Không giấu dốt. Bạn không phải là thiên tài để biết mọi điều, vì thế đừng ngại ngần khi thừa nhận với học sinh là bạn không biết vấn đề đó và cùng học sinh tìm ra cách làm bài, nó sẽ thú vị như một chuyến phiêu lưu vậy.
  4. Điều 4: Khơi dậy sự tự tin của học trò. Muốn vậy thì gia sư tại nhà hãy luôn thể hiện sự tự tin của mình để các em có thể xem đó như hình mẫu để thực hiện. Sự tự tin lớn dần cộng với cá tính riêng biệt của mỗi em học sinh sẽ giúp chúng tiến bộ rất nhanh trong học tập.
  5. Điều 5: Nói không với kỷ luật. Gia sư tại nhà không thể dùng cách của một giáo viên trên trường học, áp dụng các hình phạt để khiến các em ngoan và chú ý học hơn được, Thay vào đó, bạn hãy cởi mở, chỉ ra những sai sót và hậu quả từ những sai sót đó cho các em hiểu, tự sửa chữa.
  6. Điều 6: Tạo niềm vui mới. Thay vì buổi học nào cũng giống nhau là thầy trò cùng học, hãy thử dành ra vài phút trong mỗi buổi học để chơi trò chơi liên quan đến tư duy, hay chia sẻ với học sinh những chân lí giúp ích cho cuộc sống hiện thực.
  7. Điều 7: Thường xuyên giao tiếp với phụ huynh. Bạn không phải là người 24/7 ở cùng với các em học sinh nên sự trao đổi với gia đình mỗi em là rất cần thiết. Thông qua các buổi trao đổi này sẽ giúp bạn hiểu hơn về học sinh của mình, đồng thời đề xuất ý kiến để phụ huynh có thể cùng phối hợp với bạn giúp con tiến bộ hơn.
  8. Điều 8: Một nụ cười bằng 10 thang thuốc bổ. Nụ cười của bạn khi bước vào gặp các em sẽ khiến chúng cảm thấy thoải mái, tự tin hơn trước khi bước vào học.
  9. Điều 9: Không nhồi nhét kiến thức vào đầu học sinh. Gia sư hãy giúp các em tự khơi dậy niềm đam mê trong học tập để chúng tự tìm đến kiến thức một cách tự nhiên nhất.
  10. Điều 10: Hạn chế điểm kém. Hãy giúp học sinh của mình tránh được những con điểm không tốt vì đó là trách nhiệm của một gia sư tại nhà. Điểm kém cũng sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến tâm lý và nhân cách của các em.
  11. Điều 11: Mỗi bài giảng là một nấc thang mới. Dù cho nấc thang rất nhỏ, dần dần học sinh sẽ học được cách làm quen và vượt qua mọi khó khăn khi phải tiếp thu kiến thức mới. Nhưng bạn cũng cần tính toán sao cho khó khăn đó không quá nặng với học sinh của mình.
  12. Điều 12: Không trải hoa hồng trên đường đi của học sinh. Sự dễ dàng trong học tập, trong việc vượt qua khó khăn có thể khiến học sinh trây ì, lười suy nghĩ. Vì thế, hãy tạo ra khó khăn và khích lệ chúng tự lực vượt qua. Ban đầu việc làm này sẽ không hề dễ dàng cho cả thầy và trò, nhưng càng về sau thì mọi khó khăn cũng sẽ trở nên đơn giản.
  13. Điều 13: Đừng ngại cho điểm cao. Mỗi khi gia sư tại nhà ra bài kiểm tra năng lực cho học sinh của mình, hãy cố gắng cho điểm cao hơn so với lực học thật của học sinh khoảng 1 điểm khi bạn băn khoăn. Điều này giúp cho các em tự tin hơn trong những lần kiểm tra kể tiếp.
  14. Điều 14: Không tiết kiệm lời khen. Gia sư hãy khen đúng lúc, chỉ ra những điểm mạnh của học sinh để các em thấy sự cố gắng của mình được công nhận, thêm phần tự tin để chinh phục những điểm yếu đang mắc phải.
  15. Điều 15: Tạo sự hấp dẫn cho mỗi buổi học. Sự hấp dẫn giúp các em có thêm hưng phấn khi học bài mới, chú ý tập trung hơn trong khi bạn giảng bài.
  16. Điều 16: Tế nhị với phụ huynh. Đừng chê con họ quá nhiều, thay vào đó hãy chỉ ra sự tiến bộ của học sinh để họ thấy được bạn có sự cố gắng trong khi dạy.
  17. Điều 17: Xin lỗi nếu bạn làm sai: Bất kỳ khi bạn làm sai trong tình huống nào thì hãy thẳng thắn nhận lỗi.
  18. Điều 18: Bình tĩnh, kiên trì và mềm mỏng. Chắc chắn sẽ có những lúc học sinh làm bạn buồn và cáu gắt, nhưng đừng bộc lộ điều đó ra bên ngoài, hãy cố gằng kìm nén và dùng biện pháp mềm mỏng với chúng.

Ứng tuyển gia sư Đà Nẵng: Điền Form thông tin
Hội Gia sư Đà Nẵng
Phụ huynh cần tư vấn tuyển gia sư dạy kèm tại nhà xin gọi:
0934490995 Hải Quyên

(Visited 267 times, 1 visits today)

Leave a Comment