Tân sinh viên tự hỏi - Liệu mình đã chọn sai ngành không

Tân sinh viên tự hỏi: Liệu mình có chọn sai ngành không?

Đây là câu hỏi tự vấn của rất nhiều bạn tân sinh viên, thậm chí khi chưa bắt đầu năm học mới. Vì sao lại có câu hỏi này?

Lo lắng vì phương pháp học quá mới lạ

Dù các bạn tân sinh viên đã đặt cả 2 chân vào cổng trường đại học rồi, nhưng chương trình học quá mới lạ, có quá nhiều thứ để lo lắng tính toán, từ việc nhập học, xa nhà, đến thuê phòng trọ, tìm bạn mới… 

Trúng tuyển ngành chưa thực sự yêu thích

Do trong quá trình xét tuyển các bạn sắp xếp thứ tự nguyện vọng chưa phù hợp. Hoặc vì điểm thi chưa đạt điểm chuẩn để đậu ngành mình mơ ước. Các bạn cảm thấy như đang bị ép buộc chọn ngành.

Định hướng nghề nghiệp không rõ ràng

Vì chưa được định hướng nghề nghiệp rõ nên các bạn dễ dàng đứng núi này trông núi nọ. Chọn ngành A nhưng người khác lại nói ngành B ra trường dễ xin việc, ngành C lương cao, ngành D dễ ra trường… 

Đây là 1 phần trách nhiệm của bạn. Nhưng cũng là trách nhiệm của gia đình, nhà trường… Có thể với một số bạn thì gia đình chọn và yêu cầu bạn học ngành bạn không thật sự ưa thích, nhưng bố mẹ lại chưa phân tích đúng sai, định hướng tương lai rõ ràng, nên cảm giác các bạn học vì bố mẹ. Bố mẹ nào cũng muốn tốt cho con cái mình, bạn hãy trưởng thành trong suy nghĩ, tìm hiểu rõ nguyên nhân sâu xa, lý do vì sao bố mẹ lại muốn mình chọn ngành, từ đó thay đổi quan điểm cá nhân.

Ngược lại, có nhiều gia đình để cho bạn chọn theo ý thích, mà bạn lại chưa biết rõ mình thích ngành gì, giỏi môn nào, nên dù đã đậu nhưng tự nhiên thấy mông lung, mơ hồ.

Cảm giác thua kém

Đây là cảm giác của admin trong những tháng ngày đầu đời sinh viên. Vì điểm thi của phần lớn các bạn sinh viên lại ở mức trên điểm chuẩn một chút, vừa đủ đậu, khi nhìn vào danh sách trúng tuyển thì mình lại là hạt cát trong sa mạc, trong khi ở trường cấp 3 mình cũng rất này nọ thế kia.

Còn nhiều lý do nữa nhưng admin chỉ dừng ở 4 lý do này trước. Vậy các bạn xử lý như thế nào?

Đa phần các bạn lập tức quay xe: Em muốn thi lại? Thủ tục thi lại như thế nào?

Thi lại là một cách tốt, nhưng không phải là phương án tối ưu.

Tốn thời gian 1 năm

Bạn nghĩ đơn giản “Năm sau thi lại?” 

Nhưng đúng nghĩa năm sau là khoảng tầm 12 tháng nữa, khi bạn bè của bạn bắt đầu là sinh viên năm 2, thì bạn lại đang làm hồ sơ nhập học.

4 năm nữa bạn bè lại đang hăng hái phủ hồ sơ xin việc kín thành phố thì bạn bắt đầu vào học năm 4. Hành trình của bạn luôn chậm hơn bạn bè 1 năm. Sẽ có những trường hợp đi sau về trước, ra trường trễ nhưng thành công hơn. Trường hợp này có nhiều ko? Bạn có chắc chắn ko?

Áp lực rất nặng nề

Thông thường, bạn quyết tâm thi lại, bạn sẽ ở nhà tầm 5 tháng, sau đó mới đèn sách ôn thi, đến lớp luyện thi. Khi gặp hàng xóm, bà con thì rất nặng nề. Trả lời cháu đang ôn thi lại mà tưởng nặng ngàn cân. Áp lực này nếu bố mẹ tâm lý sẽ gánh giúp bạn 1 phần, nếu bố mẹ chưa thật sự tâm lý, đôi khi sẽ khiến bạn hối hận vì quyết định thi lại của mình.

Không chắc chắn về kết quả năm sau

Không có gì chắc chắn cả. Bạn nghĩ rằng bỏ ra 1 năm ôn thi thì mình sẽ thi tốt hơn. Nhưng bạn không chắc chắn 100%. 

Nếu ngành mà năm sau bạn trúng tuyển lại không phù hợp thì sao?

Xu hướng thế giới hiện nay rút ngắn chu kỳ thay đổi. Vì vậy những ngành nghề bạn thích hôm nay, thì sau 4 năm sẽ có thay đổi. Rồi trong 1 năm ôn thi bạn dễ dàng mất lập trường. Có khi nào bạn muốn buông xuôi?

Vậy nên bạn cần làm gì?

Xử lý 4 vấn đề khiến bạn muốn thi lại:

Lo lắng vì phương pháp học quá mới lạ – Tập trung học, tìm mọi cách học tốt, xin kinh nghiệm khóa trên, kết bạn với những bạn học giỏi để học chung.

Trúng tuyển ngành chưa thực sự yêu thích – Ngành nghề ảnh hưởng đến tương lai của bạn, nhưng nếu như bạn cân nhắc với những khó khăn admin đưa ra và quyết định không thi lại thì hãy tìm cách yêu thích ngành mình đã chọn. Nếu là do bạn tự chọn và đó là NV2, NV3, thì bạn phải có trách nhiệm với lựa chọn của mình chứ. Nếu do bố mẹ chọn cho bạn thì bạn phải hiểu bố mẹ nhìn xa hơn bạn và đã có định hướng cho bạn rồi.

Chưa định hướng nghề nghiệp rõ – Hãy học tốt ngành hiện tại, vì nếu ngành của bạn không phải là ngành quá kén người thì bạn vẫn có cơ hội việc làm tốt.

Cảm giác thua kém – Những đứa bạn cùng lớp đều ngang hàng với bạn, đừng suy nghĩ nữa. Cứ khẳng định điều đó trong lòng.

Câu chuyện của chính admin? v

Tất nhiên bạn đã nghe câu nghề chọn mình đúng ko?

Năm 2009 admin trúng tuyển vào Đại học Bách khoa HCM, thích ngành Cơ khí – Cơ điện tử nên đăng ký thi khối A. Sau đó dù đậu bên khối D nhất quyết bỏ, mà học bên Bách khoa. Ba mẹ đồng ý với quyết định đó. Nhưng học 3 năm thì cảm thấy quá tải, đơn giản vì ở phổ thông admin học lớp chuyên Anh, các môn Toán – Lý – Hóa chỉ là chương trình ban cơ bản, lên đại học thấy gục ngã thật sự. May mắn là ba mẹ vẫn luôn ở bên, đồng ý cho thôi học để thi lại, vậy là năm 2013 vào học Đại học ngoại ngữ – Đại học Đà Nẵng. Chọn chuyên ngành Biên – Phiên dịch – ngành Ngôn ngữ Anh. Biên – Phiên dịch nhé. Vì thiếu chứng chỉ đầu ra ngoại ngữ 2, admin bị giam bằng cả nhà ạ. Nhưng ad vẫn may mắn hơn rất nhiều bạn, trong quá trình thực tập, ad được công ty Du lịch nhận vào làm việc luôn. Nguyên năm đó học thiết kế WordPress, Chạy quảng cáo Facebook, SEO website, Google Adwords… Đến khi tốt nghiệp lại chuyển qua làm Hướng dẫn viên du lịch. Dịch bùng phát admin về làm support cho 1 công ty phần mềm, học nghiệp vụ sư phạm để kiêm luôn gia sư.

Đôi lúc ad ngẫm lại: Việc chọn mình chứ mình không chọn việc.

Vậy đó. Đâu phải cái gì cũng suôn sẻ, chọn theo ý thích, hay chọn gì đi nữa thì cũng do tương lai quyết định mà. Bạn chỉ cần cố gắng, cố gắng, cố gắng cộng thêm chút may mắn là sẽ vượt qua thôi. Tiếp tục với lựa chọn của bạn, đừng đứng núi này trông núi nọ nhé.

(Visited 201 times, 1 visits today)

Leave a Comment