Dinh dưỡng và tiêu hóa ở người - Khoa học tự nhiên lớp 8- KNTT

Bài 32: Dinh dưỡng và tiêu hóa ở người – Khoa học tự nhiên lớp 8 [Kết nối tri thức]

Bài 32: Dinh dưỡng và tiêu hóa ở người – Khoa học tự nhiên lớp 8 [Kết nối tri thức] – Từ năm 2023 trở đi môn Vật Lý lớp 8 đã gộp với các môn Hóa học, Sinh học để trở thành môn Khoa học tự nhiên lớp 8.

Bài 32: Dinh dưỡng và tiêu hóa ở người – Khoa học tự nhiên lớp 8 [Kết nối tri thức] – bao gồm đáp án chi tiết cho từng phần trong nội dung chương trình sách Kết nối tri thức

B. Bài tập và hướng dẫn giải

I. KHÁI NIỆM CHẤT DINH DƯỠNG VÀ DINH DƯỠNG

Câu hỏi: Nêu khái niệm chất dinh dưỡng và dinh dưỡng 

Hướng dẫn trả lời Bài 32: Dinh dưỡng và tiêu hóa ở người – Khoa học tự nhiên lớp 8 [Kết nối tri thức]

Chất dinh dưỡng là các chất có trong thức ăn mà cơ thể sử dụng làm nguyên liệu cấu tạo cơ thể và cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống

Dinh dưỡng là quá trình thu nhận, biến đổi và sử dụng các chất dinh dưỡng để duy trì sự sống cho cơ thể.

II. TIÊU HOÁ Ở NGƯỜI

1. Cấu tạo và chức năng của hệ tiêu hoá

Quan sát hình 32.1 và dựa vào kiến thức đã học để thực hiện các yêu cầu sau

Câu hỏi 1: Nêu các cơ quan và hệ cơ quan tương ứng với những vị trí được đánh số trong hình

Câu hỏi 2: Xác định tên ba cơ quan mà thức ăn không đi qua.

Hướng dẫn trả lời Bài 32: Dinh dưỡng và tiêu hóa ở người – Khoa học tự nhiên lớp 8 [Kết nối tri thức]

Câu 1: 

1.Tuyến nước bọt      2. Hầu

3. Thực quản             4. Dạ dày             5. Tuỵ

6. Ruột non               7. Ruột già            8. Hậu môn

9. Túi mật                  10. Gan                 11. Miệng

Câu 2: Ba cơ quan mà thức ăn không đi qua: Gan, túi mật, tuỵ

2. Quá trình tiêu hóa ở người

Thảo luận

Câu hỏi 1: Thảo luận về sự phối hợp các cơ quan thể hiện chức năng của cả hệ tiêu hóa

Câu hỏi 2: Nêu mối quan hệ giữa tiêu hóa và dinh dưỡng

Hướng dẫn trả lời Bài 32: Dinh dưỡng và tiêu hóa ở người – Khoa học tự nhiên lớp 8 [Kết nối tri thức]

Câu 1: Quá trình tiêu hóa xảy ra trong đường tiêu hóa hoặc ống tiêu hoá, trải dài từ miệng đến hậu môn. Những phần của đường tiêu hóa có các chức năng chuyên biệt, có mối quan hệ mật thiết với nhau.

Câu 2: Mối quan hệ giữa tiêu hóa và dinh dưỡng

Trong quá trình tiêu hoá thức ăn biến đổi cơ học và hóa học trở thành những chất dinh dưỡng đơn giản và được hấp thụ vào máu. Thông qua quá trình thu nhận, biến đổi và sử dụng các chất dinh dưỡng để duy trì sự sống cho cơ thể. Các chất không được tiêu hóa trong ống tiêu hóa sẽ tạo thành phân và được thải ra ngoài.

III. MỘT SỐ BÊNH VỀ ĐƯỜNG TIÊU HOÁ

1. Sâu răng

Thảo luận: Làm việc theo nhóm để thực hiện các yêu cầu sau:

Câu hỏi 1. Quan sát Hình 32.2, thảo luận về các giai đoạn hình thành lỗ sâu răng.

Câu hỏi 2. Đầ xuất một số biện pháp giúp phòng, chống sâu răng và các việc nên làm để hạn chế những ảnh hướng tới sức khoẻ khi đã bị sâu răng.

Hướng dẫn trả lời Bài 32: Dinh dưỡng và tiêu hóa ở người – Khoa học tự nhiên lớp 8 [Kết nối tri thức]

Câu 1.

Giai đoạn l: Triệu chứng ban đầu là răng đổi màu ở một vài vùng trên mặt nhai hoặc kế giữa hai răng. Lúc này người bệnh chưa cảm thấy đau hay buốt.

Giai đoạn 2: Những vùng đổi màu trên răng biến đổi thành màu sắc tối hơn (màu nâu hoặc màu đen). Lỗ sâu ở răng xuất hiện.

Giai đoạn 3: Lỗ sâu răng tăng dần kích thước, có thể toàn bộ mặt nhai. Người bệnh cảm thấy khó chịu, đau khi thức ăn bám vào lỗ sâu, cảm thấy buốt khi ăn thức ăn nóng hoặc lạnh.

Giai đoạn 4: Tuỷ răng đã bị viêm, người bệnh bị đau răng kéo dài, cường độ đau gia tăng. Khi bị viêm tủy thì việc điều trị sẽ kéo dài và tốn kém. Nếu không chữa tủy thì bệnh sẽ diễn biến nghiêm trọng hơn, có thể dẫn đến vỡ cụt thân răng, mất chức năng của răng.

Bên cạnh đó, khi bị sâu răng, hơi thở của người bệnh còn có mùi hôi.

Câu 2. Các biện pháp phòng, chống sâu răng:

– Đánh răng đúng cách buổi sáng sau khi ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ.

– Lấy sạch mảng bám trên răng,

– Hạn chế ăn đồ ngọt, vệ sinh răng sạch sẽ sau khi ăn.

– Khám răng định kỳ 4 đến ó tháng một lần.

Các việc nên làm để hạn chế những ảnh hưởng tới sức khoẻ khi đã bị sâu răng:

– Hạn chế ăn đồ quá nóng hoặc quá lạnh.

– Vệ sinh răng miệng đúng cách (đánh răng, súc miệng bằng các dung dịch vệ sinh răng miệng).

– Điều trị vùng răng bị sâu ngay khi phát hiện.

2. Viêm loét dạ dày – tá tràng

Thảo luận 

Câu hỏi 1. Người bị bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng nên và không nên sử dụng các loại thức ăn đồ uống nào? Em hãy kể tên và giải thích

Câu hỏi 2. Dựa vào thông tin trên em hãy nêu các biện pháp bảo vệ hệ tiêu hóa và cơ sở khoa học của các biện pháp đó.

Hướng dẫn trả lời Bài 32: Dinh dưỡng và tiêu hóa ở người – Khoa học tự nhiên lớp 8 [Kết nối tri thức]

Câu 1. Người bị bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng 

Người bệnh nên ăn các loại thực phẩm sau:

  • Protein nạc: Thịt gia cầm bỏ da, thịt bò, cá, trứng, đậu phụ, đậu Hà Lan… là những nguồn cung cấp protein ít chất béo tốt cho người bệnh viêm loét dạ dày-tá tràng.
  • Các loại cá béo: cá hồi, cá thu và cá mòi cung cấp axit béo omega-3 có thể làm giảm viêm và có thể hữu ích trong việc ngăn ngừa một vết loét khác.
  • Bánh mì và ngũ cốc: Bánh mì làm từ ngũ cốc nguyên hạt và ngũ cốc nguyên hạt hoặc đã tách hạt như: yến mạch, hạt quinoa, kê, miến… là những nguồn cung cấp chất xơ dồi dào nên đưa vào chế độ ăn uống của người bệnh.
  • Rau: Các loại rau lá xanh, rau màu đỏ tươi và cam, rau họ cải (như bông cải xanh, súp lơ và cải xoăn) chứa nhiều vitamin và chất chống oxy hóa đặc biệt tốt cho sức khỏe tổng thể và bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng.
  • Cần lưu ý tránh ớt cay và cà chua, hoặc các sản phẩm làm từ chúng, nếu chúng khiến người bệnh bị trào ngược. Hạn chế rau sống vì ăn rau sống khó tiêu hóa.
  • Trái cây: Trái cây tươi như các loại quả mọng, táo, nho, lựu… chứa chất xơ và chất chống oxy hóa tốt cho sức khỏe người bệnh. Trong trường hợp ăn trái cây họ cam quýt gây kích thích trào ngược thì không nên ăn.
  • Sữa lên men như sữa chua cung cấp men vi sinh (vi khuẩn có lợi) cùng với protein. Vì vậy chúng là lựa chọn tốt.
  • Các loại thảo mộc và gia vị: Người bệnh có thể sử dụng hầu hết các loại thảo mộc và gia vị nhẹ vì chúng là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa. Một số loại nên ăn bao gồm: nghệ, quế, gừng và tỏi, chúng có đặc tính kháng khuẩn và chống viêm. Đối với chất tạo ngọt, nên sử dụng mật ong thay đường.
  • Người bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng nên ăn thịt gia cầm bỏ da.

Thực phẩm cần hạn chế

  • Rượu bia: Người bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng cần hạn chế tối đa uống rượu bia vì chúng là chất kích thích dạ dày và sẽ làm chậm quá trình chữa lành vết loét.
  • Caffeine: Người bệnh nên hạn chế hoặc ngừng uống cà phê, trà và nước ngọt có chứa caffein. Chúng có thể làm tăng sản xuất axit trong dạ dày.
  • Thực phẩm giàu chất béo: Cố gắng tránh một lượng lớn chất béo bổ sung, có thể làm tăng axit dạ dày và kích hoạt trào ngược. Không nên ăn các loại thịt tẩm nhiều gia vị, xúc xích, các loại thịt chiên rán.
  • Thức ăn cay: Thức ăn cay không gây loét. Tuy nhiên, chúng có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng.
  • Thức ăn mặn: Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng thức ăn mặn có thể thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn HP. Vì vậy người bệnh nên tránh các thực phẩm chứa nhiều muối.
  • Socola: Sôcôla có thể làm tăng sản xuất acid trong dạ dày và một số người nhận thấy rằng nó gây ra các triệu chứng trào ngược.

Câu hỏi 2. Các biện pháp bảo vệ hệ tiêu hóa và cơ sở khoa học của các biện pháp đó

  • Hạn chế dùng thực phẩm đóng hộp: Nhiều carbonhydrat tinh chế, chất béo bão hòa và phụ gia chứa trong thực phẩm đóng hộp có liên quan đến việc tăng nguy cơ bị rối loạn tiêu hóa.
  • Bổ sung nhiều chất xơ: Chất xơ rất có lợi cho hệ tiêu hóa  giúp thúc đẩy nhu động ruột và làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về tiêu hóa, bao gồm: loét, trào ngược, trĩ hoặc viêm ruột thừa.
  • Chất béo lành mạnh vừa giúp cảm thấy dễ tiêu hóa hơn sau bữa ăn, vừa cải thiện được khả năng hấp thụ một số chất dinh dưỡng hòa tan trong chất béo
  • Cung cấp đủ lượng nước cần thiết
  • Giữ tinh thần thoải mái: Khi ở trong trạng thái quá căng thẳng, cơ thể sẽ tiết ra các hormon khiến máu và năng lượng chuyển ra khỏi hệ thống tiêu hóa. Stress được cho là có liên quan đến các vấn đề sức khỏe như loét dạ dày, tiêu chảy, táo bón, và hội chứng ruột kích thích.
  • Tập trung khi ăn, ăn chậm nhai kỹ:  nhai chậm và tập trung thưởng thức bữa ăn có thể làm giảm các triệu chứng ở những người bị viêm loét đại tràng và hội chứng ruột kích thích.
  • Tích cực vận động thể chất nhẹ nhàng giúp thực phẩm di chuyển qua hệ thống tiêu hóa một cách dễ dàng.
  • Từ bỏ thói quen xấu như hút thuốc lá, uống quá nhiều rượu bia và ăn khuya rất có hại. Hút thuốc: Làm tăng gần gấp đôi nguy cơ trào ngược axit; Rượu khiến acid trong dạ dày tăng sản xuất, có thể dẫn đến chứng ợ nóng, trào ngược hoặc loét dạ dày; Nằm ngủ sau khi ăn khuya sẽ dẫn đến chứng ợ nóng và khó tiêu,…

IV. CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG Ở NGƯỜI

Dựa vào thông tin trên, thảo luận nhóm để thực hiện yêu cầu và trả lời các câu hỏi sau

Câu hỏi 1. Chế độ dinh dường của cơ thể người phụ thuộc vào những yếu tố nào? Cho ví dụ.

Câu hỏi 2. Thực hành xây dựng khẩu phần ăn cho bản thân 

Hướng dẫn trả lời Bài 32: Dinh dưỡng và tiêu hóa ở người – Khoa học tự nhiên lớp 8 [Kết nối tri thức]

Câu 1. Chế độ dinh dường của cơ thể người phụ thuộc vào những yếu tố 

  • Giới tính.
  • Độ tuổi.
  • Hình thức lao động.
  • Trạng thái sinh lí của cơ thể

VD:

+ Trẻ em cần được cung cấp lượng dinh dưỡng cao cần cho sự phát triển của cơ thể.

+ Người trưởng nhu cầu dinh dưỡng để hoạt động , lao động

+ Người già nhu cầu dinh dưỡng thấp hơn vì khả năng vận động là kém hơn

Câu 2. Thực hành xây dựng khẩu phần ăn cho bản thân 

V. AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM

Thảo luận: Vận dụng hiểu biết về an toàn vệ sinh thực phẩm, em hãy thực hiện các yêu cầu sau:

Câu hỏi 1. Cho biết ý nghĩa của thông tin trên bao bì (hạn sử dụng, giá trị dinh dưỡng,…) thực phẩm đóng gói.

Câu hỏi 2. Trình bày một số bệnh do mất vệ sinh an toàn thực phẩm. Đề xuất các biện pháp lựa chọn, bảo quản và chế biến thực phẩm giúp phòng chống các bệnh vừa nêu.

Hướng dẫn trả lời Bài 32: Dinh dưỡng và tiêu hóa ở người – Khoa học tự nhiên lớp 8 [Kết nối tri thức]

Câu 1. Trên bao bì thực phẩm đóng gói thường in giá trị dinh dưỡng của thực phẩm, giúp người tiêu dùng lựa chọn được thực phẩm phù hợp để thực hiện chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh. Hạn sử dụng ghi trên bao bì thực phẩm sẽ giúp người tiêu dùng biết được thời gian sản phẩm có thể giã được chất lượng và đảm bảo an toàn khi sử dụng, sau thời gian đó thực phẩm không còn giữ được giá trị dinh dưỡng như in trên bao bì cũng như không đảm bảo an toàn khi sử dụng. Người tiêu dùng chỉ nên dùng sản phẩm khi còn hạn sử dụng. 

Câu 2. Khi ăn phải thực phẩm không an toàn, con người có thể bị ngộ độc thực phẩm, rối loạn tiêu hoá gây đầy hơi, đau bụng, tiêu chảy; rối loạn thần kinh gây đau đầu, chóng mặt, hôn mê, tê liệt các chỉ,… Để phòng chống các bệnh do mất vệ sinh an toàn thực phẩm, cần lựa chọn thực phẩm đảm bảo vệ sinh, nguồn gốc rõ ràng; chế biến và bảo quản thực phẩm đúng cách; các thực phẩm đóng hộp, chế biến sẵn chỉ sử dụng khi còn hạn sử dụng.

Những loại thực phẩm đề hàng như rau, quả, cá tươi, thịt tươi,… cần được bảo quản lạnh; thực phẩm cần được nấu chín, thực phẩm ăn sống (rau, quả….) cần lựa chọn đảm bảo vệ sinh và sơ chế thật kỹ, không để lẫn thực phẩm ăn sống với thực phẩm cần nấu chín (thịt, cá); thực phẩm sau khi chế biến cần được che đậy cẩn thận;…

VI. DỰ ÁN

Giới thiệu về Hội Gia sư Đà Nẵng – Trung tâm gia sư dạy kèm tại nhà

Chúng tôi tư vấn miễn phí phụ huynh tuyển gia sư dạy kèm tại nhà Đà Nẵng.
Chúng tôi luôn đặt chất lượng dạy và học lên hàng đầu, giới thiệu gia sư uy tín dạy các môn, các lớp từ cấp 1, 2, 3, luyện thi lớp 10, luyện thi đại học.
Phụ huynh đừng quá lo lắng địa chỉ Hội Gia sư Đà Nẵng xa nhà của quý phụ huynh. Trong danh sách sinh viên cộng tác làm gia sư dạy kèm tại nhà, chúng tôi luôn sẵn sàng hàng trăm gia sư với tiêu chí:

  • Trong khu vực gần nhà phụ huynh để tiện gia sư di chuyển
  • Phù hợp với yêu cầu của phụ huynh về giới tính, kỹ năng, kinh nghiệm, chuyên môn
  • Gia sư vui vẻ, nhiệt tình thân thiện.
  • Xác định dạy kèm tại nhà cho học sinh lâu dài theo thời gian yêu cầu của phụ huynh.

Hội Gia sư Đà Nẵng tự hào là Trung tâm gia sư dạy kèm tại nhà uy tín với phụ huynh và gia sư

Tư vấn miễn phí phụ huynh tuyển gia sư dạy kèm tại nhà, giới thiệu gia sư nhiệt tình, hiệu quả.
Điện thoại: 0934490995
Địa chỉ: 159 Yên Khê 2, Thanh Khê, Đà Nẵng, Việt Nam
Website: https://hoigiasudanang.com
Facebook: https://facebook.com/hoigiasudanang
Google Maps: https://g.page/HoiGiasuDaNang

Từ khóa tìm kiếm: Giải khoa học tự nhiên 8 kết nối bài 32, giải KHTN 8 sách KNTT bài 32, Giải bài 32 Dinh dưỡng và tiêu hóa ở người

(Visited 530 times, 1 visits today)

Leave a Comment