Thuật ngữ đại học tân sinh viên nên biết: Học vượt? Song bằng? Bằng kép? Chương trình 2? Văn bằng 2? Bảo lưu? Chuyển trường? Không ngờ khi nhìn lại, HGS mới thấy học đại học nó rắc rối thế đấy. Có lẽ các bạn tân sinh viên cũng không cần biết hết đâu. Nhưng biết để chém gió vẫn vui chứ nhỉ. Biết đâu khi bạn sắp xếp lại kế hoạch, 3 năm nữa tốt nghiệp đại học, hoặc 4 năm nữa cầm 2 tay 2 tấm bằng đại học.
Học vượt là gì?
Học vượt có nghĩa là học tất cả các môn trong chương trình đào tạo sớm hơn kế hoạch đào tạo, chứ không có nghĩa là có thể bỏ bớt một hay nửa năm học phí và công sức. Học theo tín chỉ, sinh viên được tự sắp xếp chương trình học của mình sao cho hợp lý, cân đối thời gian học cũng như được quyền học vượt để rút ngắn thời gian học của mình.
Học vượt có khó không?
Câu trả lời là không, học vượt không khó nhưng nó yêu cầu bạn phải cố gắng bền bỉ không ngừng. Có thể sẽ gặp khó khăn trong việc sắp xếp lịch học, hay việc bị trùng lịch học.
Các ngành Kỹ thuật có thể học vượt, nhưng chương trình nặng quá, học nợ lên nợ xuống, trả nợ ko kịp lấy đâu mà vượt. Vẫn có hàng trăm sinh viên khối kỹ thuật ra trường sớm.
Các ngành Ngôn ngữ thì lại theo kiểu cấp bậc tức là môn học trước, môn tiên quyết liên kết với nhau nhiều quá, khó vượt.
Một số trường thì gọi là tín chỉ nhưng học ko khác gì niên chế, nói cho vượt, mà ko biết vượt kiểu gì.
Thế nên thường các ngành bên Kinh tế có lẽ dễ vượt nhất.
Tại Trường ĐH Tiền Giang, ĐH Vinh, Đại học kinh tế ĐH Đà Nẵng cũng có sinh viên tốt nghiệp ĐH chỉ sau ba năm học tại trường. Còn số sinh viên ra trường sớm một học kỳ tại các trường như ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM), ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, ĐH Nông lâm… cũng lên đến hàng trăm.
Văn bằng 2? Song bằng? Bằng kép? Chương trình 2?
Điều kiện để học bằng ĐH thứ 2
Công dân Việt Nam, có bằng tốt nghiệp đại học hệ Chính quy do các cơ sở đào tạo của Việt Nam cấp (Không phân biệt ngành nghề đào tạo).
Học cùng lúc hai chương trình
Trong quá trình học tập, nếu có đủ điều kiện và khả năng, sinh viên có thể đăng ký học thêm một chương trình thứ hai để khi tốt nghiệp được cấp hai văn bằng hoặc học thêm các học phần ngoài chương trình quy định để bổ sung kiến thức.
Sinh viên muốn đăng ký chương trình thứ hai tại phải thỏa mãn các điều kiện sau:
Đã kết thúc học kỳ thứ nhất của năm học đầu tiên;
Không thuộc diện xếp hạng học lực yếu ở chương trình thứ nhất tại thời điểm đăng ký chương trình thứ 2 ;
Không đang trong thời gian bị kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên;
Không đang theo học chương trình thứ hai khác
Ngành đào tạo chương trình thứ hai phải khác ngành đào tạo chương trình thứ nhất;
Trình độ đào tạo ở chương trình thứ hai không cao hơn không cao hơn trình độ ở chương trình thứ nhất.
So sánh học văn bằng 2 và học song song (đây là 2 thuật ngữ Đại học mà sinh viên dễ nhầm lẫn)
Giống:
Học văn bằng 2 đại học hay đại học bằng kép đều mang đến cho người học cơ hội sở hữu tấm bằng đh thứ 2 bên cạnh bằng đại học chính.
Khác:
Với chương trình học 2 bằng song song, bằng kép đại học đòi hỏi bạn phải bỏ công sức không hề nhỏ. Ưu điểm vượt trội của của song bằng so văn bằng 2 là tiết kiệm thời gian. Nếu như học tập theo phương pháp thông thường, ta mất 4 năm để có một tấm bằng đại học, rồi lại mất thêm 2 năm nữa để có thể tốt nghiệp văn bằng 2. Như vậy tức là phải mất tới 6 năm mới có thể có trong tay 2 tấm bằng đại học. Tuy nhiên, nếu học song bằng, các bạn học viên có thể học đồng hành 2 văn bằng cùng một lúc và khi ra trường sẽ là tốt nghiệp cả 2 văn bằng. Đồng nghĩa với việc chỉ mất 4 năm là có được 2 tấm bằng đại học.
Với trường hợp học Văn bằng 2 đại học, thời gian kết thúc việc học tập Đại học dài hơn so với học bằng kép. Nghĩa là tốt nghiệp 1 bằng đại học mới học văn bằng 2. Tuy nhiên, sinh viên lại có thể dành 100% sự tập trung cho từng chuyên ngành, chi phí học tập được rải đều trong nhiều năm học. Đồng thời, khi đã đi làm và nhận thấy đâu mới là ngành học thực sự cần thêm cho công việc, người học hoàn toàn có thể đăng ký học đại học văn bằng 2. Hơn nữa, các chương trình học văn bằng 2 hiện tại chỉ kéo dài từ 12 – 18 tháng, rất linh hoạt cho người đi làm. Do đó, học văn bằng 2 đại học có thể coi là một lựa chọn sáng suốt trong thời kỳ hiện nay.
Rút học phần là gì? Xin hủy học phần là gì? (thuật ngữ đại học cho tân sinh viên)
Tại sao sinh viên phải quan tâm vấn đề này? Vì nó sẽ liên quan đến học phí và điểm trung bình tích lũy của bạn đấy.
Rút học phần đã đăng ký là: trong thời gian quy định, thông qua mạng Internet sinh viên thực hiện bỏ một hoặc nhiều lớp học phần đã đăng ký, do bản thân bị quá sức học hoặc không đủ năng lực tài chính. Trong khoảng thời gian rút học phần, ngoài những sinh viên rút học phần thì cũng có thể có sinh viên đăng ký thêm các lớp khác. Tuy nhiên, có những lớp học phần chỉ cho rút mà không cho đăng ký thêm. Việc rút học phần phải đảm bảo quy định về số tín chỉ tối thiểu đăng ký học.
Sau thời gian “rút học phần”, Nhà trường thu học phí. Đến đây thì sinh viên không được rút học phần nữa. Sinh viên không chú ý đến quy định, hướng dẫn của Nhà trường dẫn đến tình trạng bị trùng lớp học ở kỳ sau hoặc thực tập thì có thể được giải quyết hủy lớp đã đăng ký nhưng phải đóng học phí.
Xin hủy học phần là sinh viên xin hủy kết quả học của:
a. Học phần đã đăng ký và đang học nếu sinh viên bị ốm, tai nạn;
b. Học phần tự chọn đã học ở học kỳ trước thời điểm xin hủy cách ít nhất một học kỳ, nếu học thừa số tín chỉ tự chọn so với yêu cầu;
c. Học phần học cải thiện ở học kỳ làm Đồ án tốt nghiệp hoặc sau khi làm Đồ án tốt nghiệp;
Ngoài các trường hợp trên thì không được phép hủy và điểm của học phần phải dùng để tính kết quả học tập trong học kỳ.
Khi xin hủy học phần, sinh viên không được hoàn lại học phí, trừ trường hợp (a)
Quy định về rút học phần và hủy học phần của mỗi trường khác nhau. Và đôi lúc còn phụ thuộc vào tâm trạng của phòng Đào tạo và phòng Kế hoạch tài chính.
Bảo lưu? (thuật ngữ đại học này các bạn nên quan tâm, đặc biệt các bạn năm 1 và ôn thi lại)
Bảo lưu có nghĩa là bạn gặp vấn đề trục trặc không thể tiếp tục việc học nhưng lại không muốn ngừng hẳn. Hiểu đơn giản là xin tạm dừng học tập 1 thời gian, sau đó đi học lại.
Sinh viên bảo lưu kết quả học tập vì nhiều lý do: ôn thi lại, nhập ngũ,…
Thông tư số 13 có hiệu lực từ ngày 7-3-2013 có những thay đổi đáng chú ý:
Công dân khi nhận được lệnh gọi nhập ngũ cùng với giấy báo nhập học thì phải chấp hành lệnh gọi nhập ngũ trước. Kết quả tuyển sinh được bảo lưu để sau khi nam công dân hoàn thành NVQS trở về tiếp tục học lại.
Thủ khoa đại học vẫn phải chấp hành lệnh nhập ngũ! Bất ngờ chưa?
Ngược dòng thời gian, năm 2013 sau khi có kết quả thi đại học, Thủ khoa 29,5 điểm Nguyễn Hữu Tiến của đại học Y Hà Nội nhận được yêu cầu phải có mặt ở nhà để nhận lệnh nhập ngũ.
Chuyển trường (thuật ngữ đại học cho tân sinh viên)
1. Sinh viên được xét chuyển trường nếu có đủ các điều kiện sau:
a) Trong thời gian học tập, nếu gia đình sinh viên chuyển nơi cư trú, chuyển nơi công tác hoặc sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, cần thiết phải chuyển đến trường gần nơi cư trú của gia đình để có điều kiện học tập;
b) Xin chuyển đến trường có cùng ngành hoặc thuộc cùng nhóm ngành với ngành đào tạo mà sinh viên đang học.
c) Được sự đồng ý của Hiệu trưởng trường xin chuyển đi và trường xin chuyển đến.
2. Sinh viên không được phép chuyển trường trong những trường hợp sau: (SV nên tìm hiểu kỹ thuật ngữ đại học này)
a) Sinh viên đã tham dự kỳ thi tuyển sinh theo đề thi chung, nhưng không trúng tuyển vào trường hoặc có kết quả thi tuyển sinh thấp hơn điểm trúng tuyển của trường xin chuyển đến;
b) Hộ khẩu thường trú của sinh viên nằm ngoài vùng tuyển của trường xin chuyển đến;
c) Đang học năm thứ nhất và năm cuối khoá;
d) Đang trong thời gian chịu mức kỷ luật từ cảnh cáo toàn trường trở lên.
Hiệu trưởng trường có sinh viên xin chuyển đến quyết định việc tiếp nhận hoặc không tiếp nhận. Quyết định việc học tập tiếp tục của sinh viên, công nhận các học phần mà sinh viên chuyển đến được chuyển đổi kết quả và số học phần phải học bổ sung, trên cơ sở so sánh chương trình đào tạo ở trường sinh viên xin chuyển đi và trường xin chuyển đến.
Thông tin bổ sung cho các anh em khối Kỹ thuật:
Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM), ĐH Bách khoa Hà Nội và ĐH Bách khoa (ĐH Đà Nẵng) đã ký kết hợp tác chung các lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu khoa học – chuyển giao công nghệ. Nội dung hợp tác là ba trường sẽ cùng công nhận tín chỉ đối với các học phần tương đương của các chương trình đào tạo cùng ngành/chuyên ngành.
Giới thiệu về Hội Gia sư Đà Nẵng – Trung tâm gia sư dạy kèm tại nhà
Chúng tôi tư vấn miễn phí phụ huynh tuyển gia sư dạy kèm tại nhà Đà Nẵng.
Chúng tôi luôn đặt chất lượng dạy và học lên hàng đầu, giới thiệu gia sư uy tín dạy các môn, các lớp từ cấp 1, 2, 3, luyện thi lớp 10, luyện thi đại học.
Phụ huynh đừng quá lo lắng địa chỉ Hội Gia sư Đà Nẵng xa nhà của quý phụ huynh. Trong danh sách sinh viên cộng tác làm gia sư dạy kèm tại nhà, chúng tôi luôn sẵn sàng hàng trăm gia sư với tiêu chí:
- Trong khu vực gần nhà phụ huynh để tiện gia sư di chuyển
- Phù hợp với yêu cầu của phụ huynh về giới tính, kỹ năng, kinh nghiệm, chuyên môn
- Gia sư vui vẻ, nhiệt tình thân thiện.
- Xác định dạy kèm tại nhà cho học sinh lâu dài theo thời gian yêu cầu của phụ huynh.
Hội Gia sư Đà Nẵng tự hào là Trung tâm gia sư dạy kèm tại nhà uy tín với phụ huynh và gia sư
Tư vấn miễn phí phụ huynh tuyển gia sư dạy kèm tại nhà, giới thiệu gia sư nhiệt tình, hiệu quả.
Điện thoại: 0934490995
Địa chỉ: 159 Yên Khê 2, Thanh Khê, Đà Nẵng, Việt Nam
Website: https://hoigiasudanang.com
Facebook: https://facebook.com/hoigiasudanang
Google Maps: https://g.page/HoiGiasuDaNang
Gia sư dạy kèm tại nhà ở Đà Nẵng